Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án của Nguyễn Thị Đông về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"

Chủ đề   RSS   
  • #265507 30/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án của Nguyễn Thị Đông về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"

    Số hiệu

    34/2010/HS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án của Nguyễn Thị Đông về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"

    Ngày ban hành

    09/12/2010

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Hình sự

     

    …….

    Ngày 09-12-2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

    1. Nguyễn Thị Đông sinh năm 1954; trú tại số 7B tổ 5, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; khi phạm tội là Giám đốc Công ty Hợp tác lao động nước ngoài, trực thuộc Tổng công ty dệt - may (nay là Tập đoàn dệt - may) Việt Nam; con ông Nguyễn Khắc Lành và bà Nguyễn Thị Rè (chết); có chồng và 02 com bị giam giữ từ ngày 24/6/2005 đến ngày 30/5/2007.

    2. Trần Thanh Hải (Trần Văn Dầu) sinh năm 1962; trú tại 56-B2, tập thể 198 Yên Lãng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; khi phạm tội là Trưởng phòng khai thác thị trường Nhật Bản - Công ty hợp tác lao động nước ngoài; cọn ông Trần Văn Cành và bà Nguyễn Thị Thào (đều đã chết); có vợ (đã ly hôn) và 02 con; bị giam giữ ngày 22/6/2005.

    NHẬN THẤY:

    Công ty Hợp tác lao động nước ngoài trực thuộc Tổng công ty dệt - may (nay là Tập đoàn dệt - may) Việt Nam do Nguyễn Thị Đông làm Giám đốc, được Tập đoàn dệt - may VN uỷ quyền thực hiện khai thác thị trường lao động nước ngoài. Từ tháng 9/2001 đến tháng 5/2005 Nguyễn Thị Đông cùng Trần Thanh Hải (Trưởng phòng thị trường Nhật) ký hợp đồng với 08 nghiệp đoàn của Nhật Bản, làm thủ tục đưa 23 đoàn tu nghiệp sinh Việt Nam gồm 423 người đi tu nghiệp (lao động) tại Nhật Bản.

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Đông và Hải đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thu của người lao động nhiều khoản tiền trái quy định, gồm: tiền lệ phí khai thác hợp đồng (môi giới), thuê Luật sư tư vấn, tạm thu chống huỷ hợp đồng, phí đào tạo và sinh hoạt trong thời gian học, phí tuyển chọn . . . tổng cộng các khoản là 1.009.800USD và 981.420.000 đồng. Trong đó:

    1. Tiền tệ phí khai thác hợp đồng (cho phí môi giới): Đông và Hải đã chỉ đạo thu của 423 người tổng số tiền 790.400 USD, khi thu tiền không lập phiếu thu, không mở sổ sách theo dõi theo chế độ kế toán tài chính và không nhập vào quỹ Công ty, người lao động nộp tiền và ký vào danh sách do người thu tiền giữ (danh sách này bị huỷ sau khi người lao động đã xuất cảnh). Các cán bộ của Công ty thu tiền xong giao lại cho Đông và Hải nhưng không làm giấy giao nhận, Đông và Hải đều không thừa nhận là đã nhận, quản lý, chi tiêu số tiền trên. Đông khai được Hải chi cho 12.000USD; tại cơ quan điều tra Hải khai được Đông chi cho 8.000USD nhưng sau đó Hải không thừa nhận. Số còn lại Đông và Hải không chứng định được đã chi phí vào việc gì.

    2. Tiền thuê Luật sư tư vấn: năm 2001 Nguyễn Thị Đông ký hợp đồng với ông Vũ Văn Lợi - Phó giám đốc Công ty dịch vụ Tư vấn pháp luật Hà Nội về việc kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn cho người lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, hợp đồng thế chấp tài sản . . . với mức thù lao tư vấn là 300.000đồng/người. Tổng số đã thu của 316 người lao động là 85.200.000 đồng, Hải đã giao cho ông Lợi 75.900.000 đồng (không có hoá đơn chứng từ nhưng ông Lợi xác nhận có nhận), còn 9.300.000 đồng bị Cơ quan điều tra thu giữ.

    3. Tiền tạm thu: từ tháng 11/2004 đến tháng 8/2005 Nguyễn Thị Đông đã chỉ đạo cho Trần Thị Hồng Vân là nhân viên Phòng Tài chính - kế toán thu của 141 người tổng số tiền 219.40 USD và 556.000.000 đồng, nhằm ràng buộc người lao động không tự ý huỷ hợp đồng, khoản tiền này người lao động được nhận lại trước khi xuất cảnh.

    Cơ quan điều tra đã thu giữ 70.000USD + 192.000.000 đồng; số còn lại Công ty đã trả hết cho người lao động.

    4. Tiền chi phí đào tạo định hướng, học tiếng, trang phục : tuy đã được các Nghiệp đoàn tiếp nhận hỗ trợ chi phí đào tạo cho mỗi người lao động là 80USD, nhưng Đông vẫn chỉ đạo cho Vân thu của 77 người lao động (các đoàn đi vào tháng 4 và tháng 5/2005) mỗi người từ 3.000.000 đồng đến 4.500.000 đồng, số tiền thu được là 306.500.000 đồng, đã nhập vào doanh thu của Công ty và có hạch toán cho các hoạt động giáo dục định hướng, thuê giáo viên dạy tiếng Nhật, mua sắm trang thiết bị cho người lao động thực hành, trang phục cho người lao động . . . . Số tiền này có hoá đơn chứng từ quyết toán theo quy định.

    5. Tiền lệ phí thị tuyển: ngày 23/01/2005 Trần Thanh Hải chỉ đạo nhân viên Phòng thí trường Nhật là Châu Thục Anh và Đinh Hồng Nguyệt thu tiền thi tuyển của 62 người với số tiền 33.720.000 đồng. Số tiền này đã được dùng đổ chi thi tuyển: trả tiền thuê địa điểm là 6.220.000 đồng, trả cho 02 người không trúng tuyển 800.000 đồng, chi cho Hải 2.840.000 đồng, chi cho Đông 8.100.000 đồng. Còn lại 21.980.000 đồng đã bị Cơ quan điều tra thu giữ.

    Như vậy, tổng cộng các khoản đã thu là 1.009.800USD và 981.420.000 đồng.

    Sau khi trừ đi số tiền thực tế đã chi phí, số tiền bị thu giữ, Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải bị buộc phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 682.400USD là tiền chi phí môi giới không chứng minh được và 10.940.000 đồng là số tiền lệ phí thi tuyển mà Đông và Hải chiếm hưởng.

    * Tại bản án hình sự sơ thẩm số 381/2007/HSST ngày 08/11/2007, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng khoản 3 Điều 281, Điều 411; riêng Nguyễn Thị Đông áp dụng thêm các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 và Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt: Trần Thanh Hải 12 năm tù; Nguyễn Thị Đông 05 năm tù, đều về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Buộc Trần Thanh Hải và Nguyễn Thị Đông phải truy nộp sô tiền 682.400USD và 10.940.000 đồng; trong đó Hai phải truy nộp nó 454.700 USD và 2.840.000 đồng; Đông phải truy nộp 227.700 USD Và 8.100.000 đồng để tịch thu, sung quỹ nhà nước.

    Tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền 128.700USD và số tiền 257.175.000 đồng mà Cơ quan điều tra đã thu giữ.

    Tiếp tục kê biên các tài sản của Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải (theo các biên bản kê biên ngày 28-3 và 29-3-2006 của CƠ quan điều tra) để đảm bảo thi hành án.

    Ngày 12/11/2007 Nguyễn Thị Đông kháng cáo xin giảm hình phạt và xem xét lại trách nhiệm dân sự.

    Ngày 13/11/2007 Trần Thanh Hải kháng cáo xin giảm hình phạt và xem xét lại trách nhiệm dân sự.

    *Tại bản án hình sự phúc thẩm số 392/2008/HSPT ngày 05/6/2008, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng khoản 3 Điều 281; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 41 Bố luật hình sự (Nguyễn Thị Đông được áp dụng thêm các điểm b, s khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự), xử phạt: Trần Thanh Hải 10 năm tù; Nguyễn Thị Đông 04 năm tù, đều về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Buộc Trần Thanh Hải và Nguyễn Thị Đông phải truy nộp 259.400 USD (682.400 USD - 423.000 USD) và 2.840.000 đồng; trong đó, Hải phải truy nộp 172.940USD và 2.840.000 đồng; Đông phải truy nộp 86.460USD để tịch thu, sung quỹ nhà nước.

     * Tại Kháng nghị số03/QĐ-VKSNDTC-V3 ngày 29/01/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 392/2008/HSPT ngày 05/6/2008 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự  sơ thẩm số 381/2007/HSST ngày 08/11/2007  của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, để miễn trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm dân sự cho Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải.

    XÉT THẤY:

    Trong thời gian từ tháng 9/2001 đến tháng 5/2005, Nguyễn Thị Đông là Giám đốc Công ty Hợp tác lao động nước ngoài trực thuộc Tổng công ty dệt-may Việt Nam cùng Trần Thanh Hải (Trưởng phòng thị trường Nhật) đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thu của người lao động nhiều khoản tiền trái quy định, tổng cộng là 1.009.800USD và 981.420.000 đồng. Trong đó, khoản phí khai thác hợp đồng 790.400USD không chứng minh được là có chi phí; một phần bị Đông và Hải chiếm hưởng. Hành vi của các bị cáo đã xâm hại đến lợi ích của người lao động, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, doanh nghiệp và chính sách xuất khẩu lao động của Nhà nước .Vì thế, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án các bị cáo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là đúng.

     Mặc dù khi xét xử vụ án thì Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số59/2006TTLT- BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2006 hướng dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao động, cho phép thu phí môi giới, nhưng trong quá trình thu, chi khoản tiền môi giới Đông và Hải chỉ đạo nhân viên dưới quyền không lập sổ sách thu-chi, không có biên lai, chứng từ và huỷ toàn bộ tài hên liên quan đến-việc thu tiền sau khi người lao động xuất cảnh; trong quá trình xử lý vụ án Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải không thừa nhận trách nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho nhau; không chứng minh được có việc chi phí cho đối tác môi giới; Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải đều chiếm hưởng cá nhân một phần tiền thu được (Đông thừa nhận chiếm hưởng 12.000 USD, Hải chiếm hưởng 8.000 USD) và còn phải chịu trách nhiệm truy nộp cho Nhà nước một số tiền lớn. Vì thế, dù có sự chuyển biến của tình hình do việc chi phí môi giới được pháp luật chấp nhận thì hành vi vụ lợi cá nhân trong khi thi hành công vụ của Đông và Hải không thể coi là không còn nguy hiểm cho xã hội, nên không có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.

    Đối với số tiền đã thu, do những người đã nộp tiền trước đây không đề nghị được bồi thường và cũng chưa chứng minh được là đã chi phí cho hoạt động xuất khẩu lao động hai hoạt động nới chung của cơ quan hay do các bị cáo chiếm đoạt nên chưa đủ căn cứ buộc các bị cáo liên đòi truy nộp.

    Sau khi xét xứ phúc thẩm thì Nguyễn Thị Đông xuất trình được Hợp đồng khai thác thị trường số 05 ngày 05/8/2003 giữa Công ty Hợp tác lao động nước ngoài do Nguyễn Thị Đông làm đại diện với Công ty Intersevice do ông Mr.Nagayama Ken làm đại diện, nội dung Hợp đồng là Công ty Intersevice môi giới cho Công ty Hợp tác lao động nước ngoài đưa tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản với mức phí là 2.000 USD/người. Hợp đồng này đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác minh. Mặc dù trong hợp đồng này không ghi rõ số lượng đợt đi, người đi, tổng số tiền môi giới mà phía Nhật Bản đã nhận nhưng nếu tính từ ngày Hợp đồng số 05 được ký kết đến khi vụ án bị phát hiện, Công ty của Nguyễn Thị Đông đã đưa được 270 người đi; tổng số tiền đã thu là 606.100 USD; tổng số tiền đã chi là 540.000 USD (2.000 USD /người x 270 người). Số tiền chênh lệch giữa thu và chi là 66.100 USD (606.100 USD - 540.000 USD).

    Như vậy, trong giai đoạn thực hiện Hợp đồng số 05 ngày 05-8/2003 thì Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải chỉ còn phải truy nộp 66 .100 USD.

    Từ những nhận định trên, xét thấy: do chuyển biến tình hình là khi vụ án xét xử thì Nhà nước có quy định cho phép thu tiền phí môi giới đối với thị trường lao động Nhật Bản nên tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của các bị cáo giảm đi. Mặt khác, số tiền mà các bị cáo phải truy nộp giảm một cách đáng kể nên mức hình phạt mà Tòa án cấp phúc thẩm đã xử phạt các bị cáo là quá nghiêm khoét số tiền buộc các bị cáo phải truy nộp cần phải được xem xét lại. Vì vậy, cần phải huỷ bản án hình sự phúc thẩm số392/2008/HSPT ngày 05/6/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về phần trách nhiệm hình sự và biện pháp tư pháp đối với Nguyễn Thị Đông và Trần Thanh Hải để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Vì các lẽ trên: căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự,

    QUYỂT ĐỊNH:

    Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 392/2008/HSPT ngày 05/6/2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về phần trách nhiệm hình sự và phần "Buộc Trần Thanh Hải phải truy nộp 172.940 USD và 2.840.000 đồng. Nguyên Thị Đông phải truy nộp 86.470 USD để sung quỹ Nhà nước"; giao hồ sơ vụ án.cho Tòa án cấp phúc thẩm để xét xử lại thẹo đứng quy định của pháp luật.

    Các quyết định khác của Tòa án cấp phúc thẩm tiếp túc có hiệu lực pháp luật.

     

     
    5719 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận