Quyết định giám đốc thẩm về việc đòi bồi thường giá trị đất

Chủ đề   RSS   
  • #263857 24/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm về việc đòi bồi thường giá trị đất

    Số hiệu

    09/2012/DS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm về việc đòi bồi thường giá trị đất

    Ngày ban hành

    13/03/2012

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Dân sự

     

    ......

    Ngày 13 tháng 3 năm 2012, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự đòi bồi thường giá trị đất” giữa các đương sự:

    Nguyên đơn: Bà Trang Phù Dung sinh năm 1923 ủy quyền cho anh Trang Thanh Sơn sinh nam l960; trú tại số 18, đường Nguyễn Hữu Cảnh, khóm 5, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

    Bị đơn: Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam; trụ sở khóm Vĩnh Đông 1, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang do ông Phạm Thành Phương sinh năm l955 Giám đốc đại điện.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan.

    1.Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang do ông Nguyễn Minh Lý sinh năm 1955 là dại diện theo ủy quyền.

    2. Bưu điện tỉnh An Giang do ông Trịnh Thanh Trà sinh năm 1957 là đại diện theo ủy quyền.

    3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang do ông Nguyễn Thanh Vũ sinh năm 1960 là đại diện theo ủy quyền.

    NHẬN THẤY:

    Tại đơn khởi kiện ngày 15-10-2004 và quá trình tố tụng anh Trang Thanh Sơn (được bà Trang Phù Dung ủy quyền) trình bày: cụ Trang Ngẫu và cụ Đinh Thị Huê (là cha mẹ của bà Dung và là ông, bà nội của anh) là chủ sở hữu 3.160m2 đất tại làng Vĩnh Tế (nay là phường Núi Sam; thị xã Châu Đốc) theo bằng khoán điền thổ số 542 do chế độ cũ cấp năm 1940 cho cụ Huê. Trên đất có 2 căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 130m2. Trước giải phóng miền Nam, cụ Huê cho hội chợ gia súc thuê. Năm 1973, Tỉnh trưởng Châu Đốc giao trả lại đất cho cụ Huê và bà Dung là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất nêu trên.

    Sau giải phóng miền Nam, bà Dung cho Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Người mượn nhà, đất của bà Dung là Trưởng phòng Lương thực thị xã Châu Đốc - bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa).

    Năm 1982, Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc giải thể, chính quyền địa phương đã tự ý chuyển giao cho Công an nhân dân xã Vĩnh Tế làm trụ sở mà không thông qua bà Dung, nên bà Dung có đơn yêu cầu chính quyền địa phương trả lại nhà, đất nhưng không được giải quyết.

    Năm 1996, Công an xã Vĩnh Tế bàn giao nhà, đất nêu trên cho Bưu điện tỉnh An Giang. Bưu điện tỉnh An Giang đã xây dựng nhà nghỉ khách sạn trên diện tích đất của bà Dung.

    Tại Quyết định1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã thu hồi 784,3m2 đất và cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để sử dụng vào mục đích xây dựng Trung tâm Bưu điện và nhà nghỉ .

    Bà Dung khiếu nại Quyết định1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên.

    Tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quyết định bác yêu cầu của bà Dung đòi bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tọa lạc tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế.

    Bà Dung khởi kiện hành chính đối với Quyết định hành chính nêu trên.

     Tại bản án hành chính sơ thẩm số 14/HCST ngày 24-3-2004, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của anh Sơn (do bà Dung ủy quyền) đối với quyết định hành chính số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc giải quyết khiếu nại của bà Dung đòi Nhà nước bồi thường phần đất xây dựng kho lương thực năm 1977 tại ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Tế .

     Ngày 02-4-2004, anh Trang Tranh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án hành chính sơ thẩm.

    Tại bản án hành chính phúc thẩm số 27/HCPT ngày 15-7-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố đồ Chí Minh quyết định: Hủy bản án hành chính số 14/HCST ngày 24-3-2004 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang và đình chỉ vụ án hành chính, với lý do: Qua xem xét nội dung vụ kiện và Quyết định1743/QĐ-UB ngày 13-12-1996 nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang là không thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án.

    Ngày 15-10-2004, bà Dung có đơn khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Phòng Lương thực thị xã Châu Đốc, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam và các hộ dân đang chiếm dụng đất của bà phải bồi hoàn thành quả lao động cho bà. Trong quá trình giải quyết vụ án bà Dung chỉ yêu cầu Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải bồi thường giá trị đất và tài sản có trên đã là giá trị 2 căn nhà, bờ kè cho bà.

    - Bị đơn Nhà nghỉ Bưu điện khách sạn Núi Sam (sau đây gọi tắt là Nhà nghỉ Bưu điện) do ông Nguyễn Thành Phương là đại diện trình bày: về cơ sở vật chất Nhà nghỉ Bưu điện thuê của Bưu điện tỉnh An Giang từ tháng 12-l998. Khi thuê, Nhà nghỉ Bưu điện không rõ phía Bưu điện đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa và cũng không rõ nguồn gốc đất là của ai. Vì vậy, không đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung.

    Đại điện Bưu điện tỉnh An Giang trình bày diện tích đất sử dụng xây Nhà nghỉ Bưu điện là thuê của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang với thời hạn 50 năm theo hợp đồng thuê đất số 02/HĐ.TĐ ngay 12-6-1997 giữa Bưu điện với Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh An Giang. Việc Bưu điện thuê đất có sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhằm mục đích kinh doanh phục vụ Bưu điện và nhà nghỉ. Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì Bưu điện cho ông Phạm Thành Phương thuê lại.

    Bưu điện tỉnh không biết nguồn gốc đất là của gia đình bà Dung mà chỉ biết Bưu điện thuê của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Vì vậy, luông đồng ý bồi hoàn thành quả lao động cho bà Dung.

    - Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh An Giang trình bày do có Quyết định 1743/QĐ.UB ngày 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thu hồi đất nên Sở Địa chính (cũ) để là hợp đồng cho thuê đất với Bưu điện tỉnh. Việc ký hợp đồng cho thuê đã là có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh nên không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của bà Dung.

    - Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang trình bày diện tích đất mà Nhà nghỉ Bưu điện đang quản lý,sử dụng là do Nhà nước thu hồi theo quyết định 1743/QĐ.UB ngay 13-12-1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nên thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cho Bưu điện tỉnh An Giang thuê để xây dựng nhà nghỉ. Bà Dung khiếu nại yêu cầu bồi thường giá trị đất và tại Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN ngày 23-11-2001, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã bác yêu cầu của bà Dung, vì nhà đất của bà Dung là do chính quyền Cách mạng tiếp quản từ cơ sở cũ của ngụy quyền Sài Gòn và đã liên tục bố trí sử dụng từ sau giải phóng đến nay. Sự việc khiếu nại của bà Dung đã được giải quyết. Nay Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vẫn giữ nguyên theo quan điểm của Quyết định số 2555/QĐ.UB.KN không chấp nhận yêu cầu của bà Dung.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định: bác yêu cầu khởi kiện về việc “đòi bồi hoàn giá trị đất” bà Trang Phù Dung do ông Trang Thanh Sơn đại diện.

    Ông Trang Thanh Sơn (được bà Dung ủy quyền) kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    Sửa bản án sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang như sau:

    1. Buộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam.

    Bốn đơn vị cơ quan nêu trên phải liên đới bồi thường cho bà Trang Phù Dung:

    - Tiền thiệt hại về chi phí vật tư xây dựng, tiền công của 2 căn nhà cấp 4; tiền vật tư, công xây dựng bờ kè ven sông của khu đất. Cộng 3 khoản là 363.364.000 đồng.

    - Tiền hỗ trợ sau khi thu hồi đất là: 136.636.000đồng.

    Tổng cộng là: 500.000.000 đồng.

    2. Chia theo phần mỗi đơn vị cơ quan nêu ở điểm 1 của quyết định này phải bồi thường: 125. 000.000 đồng.

    Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và bị Trang Phù Dung có đơn khiếu nại.

    Tại Quyết đinh số315/2010/KN-DS ngày 17-5-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm sô150/2007/DS-PT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòi án dân dân tối cao xét xử giảm đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    XÉT THẤY:

    Nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của cụ Đinh Thị Huê (là mẹ bà Trang Phù Dung) đứng tên trên bằng khoán điền thổ do chính quyền cũ cấp.

     Ngày 16-12-1958 cụ Huê cho hội đồng xã Vĩnh Tế thuê để làm hội chợ gia súc. Ngày 02-8-1973, Tỉnh trường tỉnh Châu Đốc (cũ) có văn bản giao cả đất cho cụ Huê.

    Ba Trang Phù Dung cho rằng, sau khi được trả đất thì gia đình bà quản lý đến khi giải phóng miền Nam gia đình bà cho Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm trạm, kho thu mua lương thực. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm (tức Tư Dựa) là Trưởng Phòng lương thực thời điểm đó đã trực mượn nhà, đất của gia đình bà việc cho mượn chỉ thỏa thuận miệng không có văn bản nhưng có các nhân chứng biết và xác nhận.

    Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam thừa nhận diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc là của gia đình bà Dung nhưng cho rằng sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước đã quản lý nhà, đã nêu trên là do tiếp quản từ chế độ cũ, đến năm 1996 thì Ủy ban nhân dân tỉnh giao Bưu điện tỉnh An Giang thuê.

    Như vậy, các bên đương sự đều thừa nhận nguồn gốc nhà, đã có tranh chấp là của gia đình bà Dung. Tuy nhiên lời khai của các đương sự có mâu thuẫn về người quản lý, sử dụng từ khi chính quyền cũ trả lại đất từ năm 1973. Tòa án các cấp chưa tiến hành xác minh làm rõ sau khi chính quyền cũ trả lại đất thì gia đình bà Dung có quản lý, sử dụng cho đến khi Phòng lương thực thị xã Châu Đốc mượn làm kho, trạm thu mua lương thực hay Nhà nước quản lý nhà, đất trên là do tiếp quản của chế độ cũ và chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp hay không.

    Trường hợp có đủ căn cứ xác định gia đình bà Dung vẫn có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên và chính quyền địa phương không có văn bản thu hồi đất hợp pháp những Nhà nước đã giao đất cho cơ quan quản lý và không thể trở lại được đất thì phải thanh toán giá trị đất cho bà Dung. Việc xác định tư cách pháp lý của người phải bồi thường theo quy định của Luật đất đai. Trường hợp nếu chính quyền địa phương có văn bản thu hồi đất hợp pháp thì phải bác yêu cầu của bà Dung. Tòa án các cấp chưa xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng sau khi chính quyền cũ trả đất, gia đình bà Dung chưa nhận lại mà đất vẫn do chính quyền cũ quản lý và Nhà nước đã tiếp quản từ chế độ cũ để từ đó bác yêu cầu của bà Dung; còn Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của bà Dung xác nhận của bà Nguyễn Thị Minh Tâm để công nhận gia đình bà Dung có quyền sử dụng hợp pháp diện tích nhà, đất tranh chấp, từ đó buộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang và Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam phải liên đới bồi thường phần chi phí xây dựng 2 căn nhà, chi phí xây dựng bờ kè 363.364.000 đồng và hỗ trợ 136.636.000 đồng tiền thu hồi đất là không đúng.

    Ngoài ra, nếu xác định diện tích đất nêu trên là của bà Dung và văn bản thu hồi đất của chính quyền địa phương không họp pháp thì theo quy định tại Điều 32a Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội) thì khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó...

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội);

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 150/2007/DSPT ngày 18-5-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 35/2006/DSST ngày 05-12-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về vụ an dân sự “đòi bồi thường giá trị đất” giữa nguyên đơn là bà Trang Phù Dung với bị đơn là Nhà nghỉ khách sạn Bưu điện Núi Sam, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bưu điện tỉnh An Giang, Sở Tài nguyên về Môi trường tỉnh An Giang.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh An Ciang xét xử sơ thẩm đi theo đúng quy định của pháp luật.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 24/05/2013 10:25:50 SA
     
    3854 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận