Quyết định giám đốc thẩm số 30/2006/hs-gđt ngày 09-11-2006 về vụ án đào ngọc pháp phạm tội “cướp giật tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Chủ đề   RSS   
  • #265120 29/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm số 30/2006/hs-gđt ngày 09-11-2006 về vụ án đào ngọc pháp phạm tội “cướp giật tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

    Số hiệu

    30/2006/HS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm số30/2006/hs-gđt ngày 09-11-2006 về vụ án đào ngọc pháp phạm tội “cướp giật tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

    Ngày ban hành

    09/11/2006

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Hình sự

     

    QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ30/2006/HS-GĐT NGÀY 09-11-2006 VỀ VỤ ÁN ĐÀO NGỌC PHÁP PHẠM TỘI “CƯỚP GIẬT TÀI SẢN” VÀ “LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN”

     

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    ...

    Ngày 09 tháng 11 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

    Đào Ngọc Pháp sinh ngày 11-10-1986; trú tại thôn Quyết Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang; con ông Đào Anh Tài và bà Nguyễn Thị Tâm; bị bắt giam ngày 30-3-2005.

    NHẬN THẤY:

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 100/HSST ngày 17-8-2004, Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội áp dụng điểm b khoản 1 Điều 140; các điểm g, h và p khoản 1 Điều 46; Điều 60; khoản 1 Điều 74; điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự; xử phạt Đào Ngọc Pháp 08 (tám) tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 16 (mười sáu) tháng, kể từ ngày tuyên án.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 150/2005/HSST ngày 26-8-2005, Toà án nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang áp dụng khoản 1 Điều 139; 
    điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; khoản 1 Điều 49 và Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt Đào Ngọc Pháp 12 (mười hai) tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; tổng hợp với 08 (tám) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 16 tháng của bản án hình sự sơ thẩm số 100/HSST 
    ngày 17-8-2004 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 20 (hai mươi) tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 35/2005/HSST ngày 28-11-2005, Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang áp dụng khoản 1 Điều 139; các 
    điểm i, o và p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt Đào Ngọc Pháp 18 (mười tám) tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; tổng hợp với hình phạt 20 (hai mươi) tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm số 150/2005/HSST ngày 26-8-2005 của Toà án nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 03 (ba) năm 02 (hai) tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ 28 ngày tạm giam.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 386/2005/HSST ngày 26-10-2005, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136; khoản 1 Điều 139; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 50 và Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt Đào Ngọc Pháp 04 (bốn) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”; 
    18 (mười tám) tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tổng hợp hình phạt của hai tội là 05 (năm) 06 (sáu) tháng tù; tổng hợp với hình phạt 08 (tám) tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm số 100/HSST ngày 17-8-2004 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 06 (sáu) năm 02 (hai) tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 30-3-2005.

    Ngày 02-11-2005, Đào Ngọc Pháp kháng cáo xin giảm hình phạt.

    Tại bản án hình sự phúc thẩm số 11/2006/HSPT ngày 11-01-2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đối với Đào Ngọc Pháp.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2006/HSST ngày 05-01-2006, Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang áp dụng khoản 1 Điều 140; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 50 và Điều 51 Bộ luật hình sự; xử phạt Đào Ngọc Pháp 12 (mười hai) tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 
    tổng hợp với hình phạt 03 (ba) năm 02 (hai) tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm 
    số 35/2005/HSST ngày 28-11-2005 của Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, 
    tỉnh Bắc Giang; buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án 
    là 50 (năm mươi) tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 30-3-2005, được trừ 28 ngày tạm giam (từ ngày 30-4-2004 đến ngày 03-5-2004 và từ 
    ngày 12-7-2004 đến ngày 05-8-2004).

    Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số30/2006/HS-TK  ngày 07-8-2006, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 11/2006/HSPT ngày 11-01-2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 386/2005/HSST ngày 26-10-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về phần quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với Đào Ngọc Pháp để tiến hành việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    XÉT THẤY:

    Hình phạt 08 (tám) tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 16 (mười sáu) tháng tính từ ngày tuyên án tại bản án hình sự sơ thẩm số 100/HSST ngày 17-8-2004 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã được tổng hợp với hình phạt 12 (mười hai) tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại bản án hình sự sơ thẩm số 150/2005/HSST ngày 26-8-2005 của Toà án nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, buộc Đào Ngọc Pháp phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 20 (hai mươi­) tháng tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, Đào Ngọc Pháp không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên bản án hình sự sơ thẩm này đã có hiệu lực pháp luật.

    Khi xét xử sơ thẩm vụ án Đào Ngọc Pháp phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tại bản án hình sự sơ thẩm số 35/2005/HSST ngày 28-11-2005, Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang xử phạt Đào Ngọc Pháp 18 (mười tám) tháng tù; tổng hợp với hình phạt 20 tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm 
    số 150/2005/HSST ngày 26-8-2005 của Toà án nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 03 (ba) năm 02 (hai) tháng tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, Đào Ngọc Pháp không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên bản án hình sự sơ thẩm này đã có hiệu lực pháp luật.

    Tiếp đó, khi xét xử sơ thẩm vụ án Đào Ngọc Pháp phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2006/HSST 
    ngày 05-01-2006, Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang xử phạt Đào Ngọc Pháp 12 (mười hai) tháng tù; tổng hợp với hình phạt 03 (ba) năm 
    02 (hai) tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm số 35/2005/HSST ngày 28-11-2005 của Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 50 (năm mươi) tháng tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, Đào Ngọc Pháp không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nên bản án hình sự sơ thẩm này đã có hiệu lực pháp luật.

    Khi xét xử phúc thẩm Đào Ngọc Pháp về tội “Cướp giật tài sản” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do có kháng cáo của bị cáo Pháp, tại bản án hình sự phúc thẩm số 11/2006/HSPT ngày 11-01-2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội không phát hiện sai lầm quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án của Toà án cấp sơ thẩm và đã giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm số 386/2005/HSST ngày 26-10-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội như sau: xử phạt Đào Ngọc Pháp 04 (bốn) năm tù về tội “Cướp giật tài sản” và 18 (mười tám) tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; tổng hợp hình phạt của hai tội là 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù; tổng hợp với hình phạt 08 (tám) tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm số 100/HSST 
    ngày 17-8-2004 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 06 (sáu) năm 02 (hai) tháng tù. Như vậy, hình phạt 08 (tám) tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm 
    số 100/HSST ngày 17-8-2004 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị tổng hợp 02 lần. Do tổng hợp hình phạt sai lầm này nên việc tổng hợp hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 02/2006/HSST ngày 05-01-2006 của Toà án nhân dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang và bản án hình sự phúc thẩm số 11/2006/HSPT ngày 11-01-2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội không thể thực hiện được.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào Điều 285 và Điều 286 Bộ luật tố tụng hình sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 11/2006/HSPT ngày 11-01-2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội về phần quyết định: “cộng với 08 tháng tù của bản án hình sự sơ thẩm số 100 ngày 17-8-2004 của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội. Buộc Đào Ngọc Pháp phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 06 (sáu) năm 02 (hai) tháng tù” và bản án hình sự sơ thẩm số386/2005/HS-ST ngày 26-10-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về phần quyết định: “cộng với 08 (tám) tháng tù của bản án số 100/HSST ngày 17-8-2004 của Toà án quận Cầu Giấy, Hà Nội. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt của hai bản án là 06 (sáu) năm 02 (hai) tháng tù” đối với bị cáo Đào Ngọc Pháp để tiến hành việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo đúng quy định của pháp luật.

    Các quyết định khác của bản án hình sự phúc thẩm số 11/2006/HSPT ngày 11-01-2006 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội không bị kháng nghị tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

    ____________________________________________

    - Lý do huỷ bản án phúc thẩm:

    Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với bị cáo không chính xác.

    - Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ bản án phúc thẩm:

    Sai lầm trong việc xem xét và quyết định tổng hợp hình phạt.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/05/2013 02:31:16 CH
     
    4145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận