Quyền xóa lối đi chung đi qua bất động sản liền kề

Chủ đề   RSS   
  • #451325 10/04/2017

    Quyền xóa lối đi chung đi qua bất động sản liền kề

    Em xin hỏi mọi người về vấn đề lối đi chung được quy định tại điều 254 BLDS 2015:
    "Khi một cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp GCN quyền sử dụng đất, bao gồm cả diện tích lối di qua bất động sản liền kề mà người khác đang sử dụng, thì người được cấp GCN có quyền được “lấy lại” hay xóa lối đi hay không? "
    Em chỉ thấy chủ sở hữu bất động sản có quyền được bồi thường bởi những người sử dụng lối đi chung.

    Em mong được mọi người giải đáp thắc mắc. Em xin cảm ơn.

     
    5807 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451351   10/04/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp. Tinh thần chung của điều 254 BLDS 2015 là chỉ khi nào bị vây bọc, tức không có lối đi ra tới đường đi công cộng thì người sử dụng đất mới có quyền yêu cầu người sử dụng đất liền kề dành cho mình một lối đi hợp lý trên đất của họ và phải đền bù. Lưu ý là không phải yêu cầu chủ sử dụng đất liền kề nào cũng được mà chỉ được yêu cầu chủ sử dụng đất nào thuận tiện, hợp lý nhất. Ví dụ :

    1/- Thửa số 5 tiếp giáp với 4 thửa 1, 2, 3 và 4 bao quanh nhưng có 3 mét ngang tiếp giáp với đường đi công cộng. Tuy nhiên, người sử dụng thửa số 5 không tự mở đường đi vì để 3m đất đó cho thuê làm quán buôn bán, mà lại yêu cầu chủ sử dụng thửa 1 hoặc 2 hoặc 3 hay 4 phải dành cho mình một lối đi ngang qua đất để ra đường công cộng là không được vì thực tế không bị vây bọc.

    2/- Thửa số 5 bị vây bọc bởi thửa số 1, 2, 3 và 4 nhưng người sử dụng thửa 5 không yêu cầu người sử dụng thửa 1 dành cho mình một lối đi ra đường công cộng, mặc dù thửa số 1 là đất trống và đường chỉ dài 10 mét là ra tới đường công cộng, lại yêu cầu người sử dụng thửa 2 hoặc 3 hay 4 phải dành cho mình lối đi dài những 20 mét trở lên và trên đất đang trồng rau màu là không được vì có bị vây bọc nhưng không thỏa mãn điều kiện thuận tiện, hợp lý, ít gây ảnh hưởng, thiệt hại nhất.

    Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà người được cấp GCN có thể đòi lại lối đi ngang qua đất của mình đã được cấp giấy chứ không phải trong mọi trường hợp đều đòi được.

    Trân trọng

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 10/04/2017 12:23:06 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    kihlinbin@gmail.com (10/04/2017) nguoinhaque009 (12/04/2017)
  • #451474   12/04/2017

    sinhnori
    sinhnori

    Sơ sinh


    Tham gia:30/12/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Xin hỏi anh : cũng vd trên của anh nếu:

    Thửa số 5 bị vây bọc bởi các thửa số 1; 2;2’, 3;3’ và 4;4’ . tất cả các thửa đất đều trồng rau màu

    a.  nhưng người sử dụng thửa 5 không yêu cầu người sử dụng thửa 1 dành cho mình một lối đi ra đường công cộng, mặc dù thửa số 1 chỉ dài 10 mét là ra tới đường công cộng ,trên thửa 1 có trồng hoa màu. Tức đây là hướng ngắn nhất để ra đường công cộng

    b.   lại yêu cầu người sử dụng thửa 2 và 2’ hoặc 3 và 3’ hay 4 và 4’ phải dành cho mình lối đi dài những 50 mét trở lên và trên đất này vẫn đang trồng rau màu. Tức là nếu đi theo hướng này thì ít nhất phải đi qua 2 thửa đât và khoảng cách dài hơn. Chủ số 5 chỉ đền bù theo giá đất nhà nước chứ ko đồng ý mua lại với giá thương lượng.

    -      xin hỏi anh yêu cầu của chủ thửa số 5 có được đáp ứng không? có khi nào Tòa lại bắt các chủ thửa 2 và 2’ hoặc 3 và 3’ hay 4 và 4’ phải dành cho thửa số 5 lối đi không ? nếu chủ các thửa 2 và 2’ hoặc 3 và 3’ hay 4 và 4’ không đồng ý với qđ của tòa thì tòa có được phép thi hành án, cưỡng chế hay ko?

     
    Báo quản trị |  
  • #451785   14/04/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Như tôi đã nói, việc chọn lối đi qua đất của chủ sử dụng liền kề đối với chủ sử dụng đất bị vây bọc phải đảm bảo điều kiện thuận lợi, hợp lý, ít gây thiệt hại nhất theo qui định tại điều 254 BLDS hiện hành. Đối chiếu với trường hợp của bạn thì yêu cầu của chủ sử dụng thửa số 5 không được chấp nhận bởi nó không hợp lý và gây thiệt hại nhiều hơn. Nhưng, cũng phải lưu ý với bạn rằng, tôi chỉ tư vấn căn cứ theo Luật, còn thực tế Tòa xử như thế nào là thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử dựa trên chứng cứ và kết quả tranh tụng của các bên. Và, thật đáng buồn, chuyện Tòa xử sai cũng không phải là hiếm.

    Luật thi hành án dân sự hiện hành qui định trong trường hợp Bản án có hiệu lực không được bên bị thi hành án tự nguyên thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Nếu không đồng ý với Bản án có hiệu lực thì bạn có quyền đề nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng vẫn phải chấp hành Bản án có hiệu lực trong thời gian chờ đợi đề nghị này được giải  quyết.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/04/2017)
  • #451790   14/04/2017

    sinhnori
    sinhnori

    Sơ sinh


    Tham gia:30/12/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    cảm ơn anh rất nhiều. 

    Nếu tòa sáng suốt, công bằng và công tâm thì không có án oan, không có cái vụ " quán xin chào và cái chòi vịt"

     
    Báo quản trị |  
  • #451799   14/04/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    sinhnori viết:

    cảm ơn anh rất nhiều. 

    Nếu tòa sáng suốt, công bằng và công tâm thì không có án oan, không có cái vụ " quán xin chào và cái chòi vịt"

    Hai vụ này Tòa chưa xử mà bạn ! Cho nên nó oan do Cơ quan điều tra và Cơ quan truy tố chứ "chưa" phải do Tòa, rất may mắn !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/04/2017)
  • #451804   14/04/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


     

    sinhnori viết:

     

    cảm ơn anh rất nhiều. 

    Nếu tòa sáng suốt, công bằng và công tâm thì không có án oan, không có cái vụ " quán xin chào và cái chòi vịt"

     

     

    Bạn ơi, mình không thể quơ đũa cả nắm như vậy được.

    Nhất là trên một trang chuyên về luật như dân luật.

    Một vụ án phải trải qua có nhiều giai đoạn và có nhiều cơ quan tố tụng tham gia mới có kết quả cuối cùng là bản án.

    Bây giờ minh giả xử một vụ tiêu biểu như vụ ông chấn cho bạn dễ hiểu.

    Vì vụ án đó, ông chấn bị oan sai đến tận giai đoạn xét xử nên tất cả các cá nhân gây ra oan sai trong đó có tòa án và bạn trách tòa án mình không nói. Nhưng thực tế một vụ án hình sự như vụ ông chấn diễn ra bao gồm nhiều giai đoạn như khởi tố điều tra, truy tố, xét xử,...

    Thông thường thì oan sai đến giai đoạn nào thì tất cả các cá nhân gây oan sai đến giai đoạn đó phải chịu trách nhiệm. Giả sử nếu vụ ông chấn phát hiện oan sai và dừng lại tại giai đoạn khởi tố bị can thì cơ quan chịu trách nhiệm sẽ bao gồm các cơ quan như cơ quan điều tra. Cũng vì vậy, ông chấn đã bị khởi tố nhưng vks không đồng ý quyết định khởi tố và không truy tố ông chấn nên có thể hiểu là vks không gây oan sai, thực hiện đúng nhiệm vụ và không phải chịu trách nhiệm, còn nếu VKS đồng ý với việc khởi tố ông chấn và đang làm thủ tục chuẩn bị truy tố ông chấn thì vks vẫn phải chịu trách nhiệm.

    Tương tự nếu ông chấn bị cơ quan điều tra khởi tố bị can và bị viện kiểm sát truy tố (do vks không làm kỹ, ẩu,...) thì giai đoạn này cả cơ quan điều tra và vks có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với việc oan sai của ông chấn. và nếu tòa án phát hiện oan sai tại giai đoạn này, trước khi đem vụ án ra xét xử, hoặc phát hiện khi xét xử và trả hồ sơ cho vks và cơ quan điều tra về điều tra lại thì tòa án vô can và không phải chịu trách nhiệm về vụ oan sai này. 

    Nhưng vì trường hợp này, là tòa án sai hoặc ẩu không xem xét kỹ chứng cứ, xem xét có oan sai không mà dựa vào các chứng cứ của cơ quan điều tra và bản cáo trạng của vks mà xử oan sai và ra bản án oan sai thì dù cho giai đoạn nào, cơ quan nào gây ra sai phạm, oan sai thì tòa án đều phải chịu trách nhiệm bồi thường; và các cơ quan điều tra, vks, tòa án, những người gây oan sai điều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bất kể là tòa án sai, hay vks sai hay cơ quan điều tra sai. 

    Bởi vậy bạn dẫn chứng cái vụ quán cafe xin chào hay cái chòi vịt là chớt quớt rồi, vì tòa án đâu tham gia vào mấy vụ này. oan sai bị phát hiện tại giai đoạn truy tố của vks, cho nên vks sẽ bị chê trách gây oan sai mặc dù oan sai trên có thể do cơ quan điều tra hoặc vks gây ra.

    Cập nhật bởi zing_zin_zz ngày 14/04/2017 04:15:13 CH lỗi màu
     
    Báo quản trị |  
  • #452589   26/04/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


     

    kihlinbin@gmail.com viết:

     

    Em xin hỏi mọi người về vấn đề lối đi chung được quy định tại điều 254 BLDS 2015:
    "Khi một cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp GCN quyền sử dụng đất, bao gồm cả diện tích lối di qua bất động sản liền kề mà người khác đang sử dụng, thì người được cấp GCN có quyền được “lấy lại” hay xóa lối đi hay không? "
    Em chỉ thấy chủ sở hữu bất động sản có quyền được bồi thường bởi những người sử dụng lối đi chung.

    Em mong được mọi người giải đáp thắc mắc. Em xin cảm ơn.

     

     

    Bạn đã được cấp GCNQSDĐ bao gồm cả diện tích lối đi qua bất động sản liền kề tức là bạn là chủ của miếng đất đó rồi. Bạn có quyền xóa lối đi chứ.

    Tuy nhiên, theo điều 254 BLDS 2015, sau khi bạn xóa lối đi, chủ sở hữu bất động sản xung quanh thỏa mã (mãn) các điều kiện của điều này có quyền yêu cầu bạn dành cho họ một lối đi.

    Và cũng cần nói thêm tương tự như bạn TranTamDuc.1973, tức là không phải lúc nào yêu cầu này của họ cũng được đáp ứng. Lý do Tòa án đưa ra là: lối đi thế nào được coi là thuận tiện và hợp lý nhất. 

    Thân.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 26/04/2017 12:17:52 CH chính tả
     
    Báo quản trị |