Trong quá trình tham gia tố tụng dân sự, đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết hoặc đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự thì để đảm bảo lợi ích cho đương sự, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự?
Vấn đề kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự được quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, tùy trường hợp đương sự là cá nhân hay tổ chức mà chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng sẽ được thực hiện như sau:
ĐƯƠNG SỰ ĐANG THAM GIA TỐ TỤNG
|
CHỦ THỂ KẾ THỪA QUYỀN, NGHĨA VỤ TỐ TỤNG
|
CÁ NHÂN
|
Đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế
|
Người thừa kế tham gia tố tụng
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
|
Tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
|
Cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng
|
Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
|
Đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng
|
Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức
|
Cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng
|
Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới
|
Chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
|
Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự
|
Tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
|
Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể
|
Các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng
|
Có thể hiểu một cách khái quát, tất cả quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự được chủ thể kế thừa tiếp nối và thực hiện, người kế thừa tố tụng đó không nhân danh chính mình mà nhân danh đương sự đã chết (đối với đương sự là cá nhân) hoặc đương sự đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể (đối với đương sự là cơ quan, tổ chức).
Vậy, trong trường hợp chưa có/không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo luật định thì giải quyết như thế nào? Tùy trường hợp mà Tòa án sẽ ra các loại quyết định khác nhau tác động vào quá trình tố tụng dân sự để đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự, cụ thể như sau:
+ Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp này thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
+ Trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điểm a, b khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
Cập nhật bởi lanbkd ngày 15/10/2019 09:27:08 CH