Quyền và nghĩa vụ của những người làm nghề báo

Chủ đề   RSS   
  • #458171 20/06/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Quyền và nghĩa vụ của những người làm nghề báo

    >>> Tổng hợp điểm mới Luật báo chí 2016 

    >>> Năm 2018: báo chí quy kết tội danh người khác khi chưa có bản án của Tòa bị phạt đến 20 triệu đồng

    Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày nhà báo Việt Nam (21/06/1925 – 21/06/2017), mình muốn gửi đến các nhà báo Việt Nam lời chúc sức khỏe và hơn nữa, là lời nhắc về sự cẩn trọng trong khi tác nghiệp, bởi “Báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư (ý muốn nói đến sau cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thì đó là báo chí)” vì có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, gắn kết giữa cơ quan nhà nước với nhân dân. 

    Người làm nghề báo hay còn gọi là nhà báo có nhiều quyền lợi, nhưng đi kèm với quyền lợi đó là nghĩa vụ.

    Quyền

     

     

     

     

    Nhà báo

    Nghĩa vụ

    - Hoạt động báo chí trên lãnh thổ Việt Nam và cả nước ngoài

    - Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp

    - Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí

    - Được đến cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí và phải xuất trình thẻ nhà báo.

    - Được cung cấp tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác.

    - Được tác nghiệp báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, bố trí riêng để tác nghiệp,

    - Được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn.

    - Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí.

    - Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái quy định pháp luật.

    - Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

    - Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

    - Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

    - Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

    - Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

     

    Xử phạt vi phạm hành chính nếu có một trong các hành vi sau:

    - Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

    - Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

    - Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí bị phạt từ 200.000 – 500.000 đồng.

    - Đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng.

    - Minh họa, rút tút không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng.

    - Miêu tả tỷ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, ảnh bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

    - Đăng, phát tin, bài, ảnh kích dâm, khỏa thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

     Căn cứ pháp lý:

    - Luật báo chí 2016

    - Nghị định 159/2013/NĐ-CP

    Cập nhật bởi trang_u ngày 21/06/2017 08:36:25 SA Cập nhật bởi trang_u ngày 20/06/2017 03:11:49 CH Cập nhật bởi trang_u ngày 20/06/2017 02:16:33 CH
     
    1942 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận