Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội Cơ học Việt Nam (Vietnam Association for Mechanics)

Chủ đề   RSS   
  • #603939 11/07/2023

    Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội Cơ học Việt Nam (Vietnam Association for Mechanics)

    Hội Cơ học Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội-nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cơ học hoặc liên quan đến lĩnh vực cơ học theo quy định của pháp luật tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên cùng giúp đỡ nhau hoạt động hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
     
    1. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên Hội Cơ học Việt Nam
     
    Căn cứu Điều 8 Quyết định 469/QĐ-BNV năm 2023 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cơ học Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành:
     
    - Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
     
    + Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều này tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, được Hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Hội.
     
    + Hội viên liên kết: Công dân và tổ chức Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực cơ học hoặc liên quan đến cơ học theo quy định của pháp luật nhưng chưa đủ điều kiện là hội viên chính thức của Hội, có đóng góp cho sự phát triển của Hội, có nguyện vọng, tự nguyện và tán thành Điều lệ của Hội, được Hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết của Hội
     
    + Hội viên danh dự: Công dân và tổ chức Việt Nam không đủ điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội nhưng có nhiều thành tích công lao đóng góp và tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tán thành Điều lệ Hội thì được Hội công nhận hoặc mời làm hội viên danh dự của Hội.
     
    - Tiêu chuẩn hội viên chính thức: Điều kiện để được tham gia hội viên chính thức của Hội Cơ học Việt Nam là:
     
    + Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoạt động trong lĩnh vực cơ học hoặc có liên quan đến lĩnh vực cơ học theo quy định của pháp luật có điều kiện tham gia các hoạt động thường xuyên của Hội; có Đơn gia nhập Hội (theo mẫu do Hội quy định).
     
    + Hội viên tổ chức: Tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cơ học hoặc có liên quan đến lĩnh vực cơ học theo quy định pháp luật (trừ doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này) có điều kiện tham gia các hoạt động thường xuyên của Hội; có Đơn gia nhập Hội (theo mẫu do Hội quy định) kèm theo bản sao giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có văn bản cử người đại diện.
     
    Hội viên tổ chức cử người đại diện là công dân Việt Nam tham gia Hội phải là người có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị mình phụ trách, quyền và nghĩa vụ của hội viên. Trong trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền phải có đủ thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi hội viên tổ chức thay đổi người đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho Hội, chậm nhất không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.
     
    2. Quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội Cơ học Việt Nam
     
    Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Quyết định 469/QĐ-BNV năm 2023 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cơ học Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành:
     
    - Quyền của hội viên
     
    + Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
     
    + Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
     
    + Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
     
    + Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra theo quy định của Hội.
     
    + Được giới thiệu hội viên mới.
     
    + Được khen thưởng theo quy định của Hội.
     
    + Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
     
    + Được ra khỏi Hội khi thấy thông thể tiếp tục là hội viên.
     
    + Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.
     
    - Nghĩa vụ của hội viên
     
    + Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
     
    + Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
     
    + Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành phân công bằng văn bản.
     
    + Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
     
    + Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
     
    + Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
     
    Như vậy, Hội Cơ học Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; tổ chức, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hội viên Hội Cơ học Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn hội viên quy định tại Điều 8 Quyết định 469/QĐ-BNV năm 2023. Hội viên Hội Cơ học Việt Nam có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Quyết định 469/QĐ-BNV năm 2023.
     
    117 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận