Quyền tác giả của tác phẩm khi làm Cộng tác viên được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #512111 13/01/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Quyền tác giả của tác phẩm khi làm Cộng tác viên được quy định như thế nào?

    Nhiều bạn làm công việc cộng tác viên (CTV) như: CTV viết bài, CTV  dịch thuật hay các công việc CTV khác tương tự… chắc hẳn sẽ có những băn khoăn rằng quyền lợi về tác giả, tác phẩm của mình sẽ như thế nào? Liệu công ty có được phép sao chép các bài viết của mình hay không? Các bạn có được quyền công bố bút danh (hay tên thật) với những bài viết của mình hay không?...

    Mình mong rằng bài viết này sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc trên của mọi người.

    Căn cứ theo Điều 36 và Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009):                

    Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả

    Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức; cá nhân nắm giữ một; một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

    Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

    1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, khi các bạn giao kết hợp đồng cộng tác viên viết bài/dịch thuật với doanh nghiệp thì các bạn  chính là tác giả và doanh nghiệp đó sẽ có tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm do bạn làm ra.

    Theo quy định:

    >>>Doanh nghiệp ký hợp đồng với các bạn sẽ là chủ sở hữu các quyền:

    + Quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Cụ thể, quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    + Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 3 Điều 19).

    >>> Tác giả của tác phẩm (Cộng tác viên tạo ra tác phẩm) sẽ có các quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) bao gồm:

    “Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

    1. Đặt tên cho tác phẩm.

    2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

    3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

    4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

    Mặt khác, căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thì các quyền nhân thân của tác giả sẽ là những quyền KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHUYỂN NHƯỢNG (trừ trường hợp ngoại lệ là quyền công bố tác phẩm có thể chuyển nhượng được):

    2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19; trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này“.

    Kết luận

    - Quyền lợi nhân thân của cộng tác viên viết bài hay dịch thuật…bao gồm:

      +) Quyền đặt tên cho tác phẩm;

      +) Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

      +) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

      +) Nếu có thỏa thuận thì bạn còn có thể công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.


    - Đối với công ty sẽ có các quyền tài sản sau: sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh; phân phối nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm… Do đó, công ty có quyền sao chép tác phẩm vì công ty là chủ sở hữu tác phẩm nên hành vi này là không vi phạm pháp luật.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 14/01/2019 08:28:05 SA
     
    2204 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    GHLAW (14/01/2019) hoangyennhi196 (13/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512121   13/01/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Nói một cách dễ hiểu, những quyền tác giả nào gắn chặt với nhân thân tác giả như quyền đặt tên, đứng tên, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm thì không thể chuyển nhượng được ( quyền nhân thân không gắn với tài sản), còn các quyền mà có yếu tố tài sản, có khả năng sinh lợi nhuận thì pháp luật cho phép chuyển nhượng, như quyền công bố tác phẩm ( quyền nhân thân gắn với tài sản) và các quyền tài sản như bạn đã trình bày ở trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #512122   13/01/2019

    kth_kim
    kth_kim

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2019
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho mình hỏi giả sử hai bên đã thỏa thuận thù lao cho một tác phẩm nhưng sau này sản phẩm ấy phát sinh lợi nhuận thì người biểu diến, cộng tác viên có được hưởng thù lao dựa trên phần sinh lời từ tác phẩm ấy hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #512123   13/01/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    kth_kim viết:

    Cho mình hỏi giả sử hai bên đã thỏa thuận thù lao cho một tác phẩm nhưng sau này sản phẩm ấy phát sinh lợi nhuận thì người biểu diến, cộng tác viên có được hưởng thù lao dựa trên phần sinh lời từ tác phẩm ấy hay không?

    Cái này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật. Theo mình thì thông thường ai cũng thỏa thuận phần thù lao được tính dựa vào doanh số, lợi nhuận của tác phẩm được tạo ra. Các nghệ sĩ, cộng tác viên ngày nay đa phần đều thỏa thuận như vậy

     
    Báo quản trị |  
  • #512131   13/01/2019

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    tientaetae viết:

     

    kth_kim viết:

     

    Cho mình hỏi giả sử hai bên đã thỏa thuận thù lao cho một tác phẩm nhưng sau này sản phẩm ấy phát sinh lợi nhuận thì người biểu diến, cộng tác viên có được hưởng thù lao dựa trên phần sinh lời từ tác phẩm ấy hay không?

     

     

    Cái này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật. Theo mình thì thông thường ai cũng thỏa thuận phần thù lao được tính dựa vào doanh số, lợi nhuận của tác phẩm được tạo ra. Các nghệ sĩ, cộng tác viên ngày nay đa phần đều thỏa thuận như vậy

    "Cái này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật."| Mình đồng ý với bạn theo thuẩn thuận, vậy nếu tuyển vào chỉ có hợp đồng cộng tác mà không có thỏa thuận thù lao này thì sao bạn nhỉ, và "Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật"=>Vậy pháp luật quy định cái này như thế nào vậy bạn, ý mà đang hỏi điều mấy khoản mấy và phần chia ra sao nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #512146   14/01/2019

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    hoangyennhi196 viết:

     

    tientaetae viết:

     

     

    kth_kim viết:

     

    Cho mình hỏi giả sử hai bên đã thỏa thuận thù lao cho một tác phẩm nhưng sau này sản phẩm ấy phát sinh lợi nhuận thì người biểu diến, cộng tác viên có được hưởng thù lao dựa trên phần sinh lời từ tác phẩm ấy hay không?

     

     

    Cái này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật. Theo mình thì thông thường ai cũng thỏa thuận phần thù lao được tính dựa vào doanh số, lợi nhuận của tác phẩm được tạo ra. Các nghệ sĩ, cộng tác viên ngày nay đa phần đều thỏa thuận như vậy

     

     

    "Cái này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật."| Mình đồng ý với bạn theo thuẩn thuận, vậy nếu tuyển vào chỉ có hợp đồng cộng tác mà không có thỏa thuận thù lao này thì sao bạn nhỉ, và "Nếu không thỏa thuận được thì thù lao theo quy định của pháp luật"=>Vậy pháp luật quy định cái này như thế nào vậy bạn, ý mà đang hỏi điều mấy khoản mấy và phần chia ra sao nhỉ?

     

    Nguyên tắc là người biểu diến, cộng tác viên KHÔNG được hưởng thù lao dựa trên phần sinh lời từ tác phẩm nếu sản phẩm ấy phát sinh lợi nhuận vì quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu tác phẩm, do đó, việc khai thác và hưởng lợi ích từ việc khai thác sẽ chính là chủ sở hữu chứ không phải tác giả. Điều này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 20 Luật SHTT 2005 như sau:

    "Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả."

     

     
    Báo quản trị |  
  • #512130   13/01/2019

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Theo quy định của pháp luật thì quy định như thế để bảo vệ quyền lợi cho các bên, tuy nhiên thực tế nó lại nghiệt ngã hơn nhiều. Ngày nay nhiều cộng tác viên, dịch thuật ở vị trí thấp, và bị công ty quản lý nên nhiều lúc tác phẩm của họ cũng không được bảo đảm, bảo vệ, hay nhiều lúc công ty là người có quyền tác giả đối với tác phẩm này luôn.

     
    Báo quản trị |