Quyền quyết định từ chối nhận tài sản của người chưa thành niên

Chủ đề   RSS   
  • #599587 28/02/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13628
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Quyền quyết định từ chối nhận tài sản của người chưa thành niên

    Tình huống phát sinh là có trường hợp một bé 16 tuổi được nhận tài sản. Nếu bé không muốn nhận tài sản thì theo luật quy định bé đủ 16 tuổi, có CCCD thì có quyền từ chối không hay đủ 18 tuổi mới được quyền từ chối?
     
    Liên quan đến vấn đề, trước tiên cần xác định tài sản mà đứa trẻ được cho là gì? Tùy theo loại tài sản mà có các quy định khác nhau điều chỉnh. Cụ thể, tại Bộ Luật dân sự 2015 có nêu:
     
    "Điều 20. Người thành niên
     
    1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
     
    2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
     
    Điều 21. Người chưa thành niên
    ...
    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
     
    ==> Theo đó, nếu tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký thì bé này mới 16 tuổi sẽ không được tự mình định đoạt mà sẽ phải thông qua người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ) đồng ý. Việc đồng ý này cần ghi nhận bằng văn bản để tránh tranh chấp sau này.
     
    Còn nếu tài sản không phải bất động sản, động sản phải đăng ký thì khi đứa trẻ đủ 16 tuổi, nó đã đủ quyền tự định đoạt quyết định nhận hay không nhận món quà đó.
     
    Ngoài ra, nếu người đại diện thực hiện quyết định thay thì tại Điều 141 có nêu:
     
    "Điều 141. Phạm vi đại diện
     
    2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
     
    Theo đó, nếu người đại diện theo pháp luật trực tiếp thực hiện việc từ chối tài sản thì cần chứng mình vì lợi ích của người con. Thực tế thì các cơ quan công chứng/chứng thực (nếu là tài sản có đăng ký) sẽ rất ngại thực hiện trong trường hợp này do dễ phát sinh tranh chấp sau này. Do đó, bạn có thể liên hệ cơ quan công chứng/chứng thực để trao đổi rõ hơn trước khi thực hiện.
     
    177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận