Quyền nuôi con và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #419848 27/03/2016

    thuyduong.bee

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền nuôi con và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Một số vấn đề pháp lý về quyền nuôi con và nghĩa vụ cũng như quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

    -       Các vấn đề pháp lý về quyền cũng như nghĩa vụ của vợ chồng đối với con sau khi ly hôn được quy định từ điều 81 đến điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 

    -       Theo những quy định trên thì sau khi ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên,con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

    -       Theo đó, vợ chồng có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trực tiếp nuôi con, cũng như quyền và nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con. Nếu các bên không thỏa thuận được Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con

    -       Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    -       Con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo về mặt lợi ích cho con. Nếu người mẹ không có điều kiện tốt để nuôi con thì phải giao cho người cha (nếu người cha có điều kiện tốt hơn) để bảo đảm đứa con được sống trong môi trường tốt nhất.

    -       Người không trực tiếp nuôi con  thì có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng được thỏa thuận căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

    -       Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai cản trở.

    -       Trong thời gian nuôi con thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi nếu cha mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có yêu cầu về việc thay đổi này nếu như xét thấy người trực tiếp nuôi không còn đủ điều kiện để chăm sóc nữa hoặc là do hai bên vợ chồng có thỏa thuận

     
    7996 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466007   29/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Bổ sung thêm tòa án còn xét thêm điều kiện về tinh thần căn cứ vào các điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ. Do đó, người vợ hoặc chồng phải chứng minh được mình có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện cho cả hai bé vui chơi, giải trí. Và từ trước tới giờ chồng (vợ) là người luôn quan tâm, yêu thương các con, là người có đầy đủ đạo đức để nuôi dạy con để Tòa có thể xem xét quyền nuôi con.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #466010   29/08/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Vấn đề tranh chấp quyền nuôi con thường xuyên xảy ra trong các vụ án ly hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định chi tiết về quyền nuôi con sau li hôn rồi. Tuy nhiên, HĐXX vẫn căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ví dụ: điều kiện tài chính của người nuôi, môi trường giáo dục, nuôi dưỡng con, tư cách đạo đức của người nuôi dưỡng, tâm sinh lý của con, con gắn bó gần gũi với ai hơn? Hay ai là người trước giờ chăm sóc con?....
    Thế nhưng, có những người giành quyền nuôi con vì thương con thật sự, nhưng cũng có những bậc cha mẹ giành quyền nuôi con chỉ vì để thỏa mãn cái tôi, để trả thù, để bõ tức... mà không nghĩ đến sự tổn thương mà con sẽ phải gánh chịu.

     
    Báo quản trị |  
  • #474346   12/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Bạn đã rất chu đáo khi đã liệt kê rõ các quy định về quyền và trách nhiệm của cha mrj đối với con khi ly hôn. Đối với vấn đề này, mình xin bổ sung thêm một nội dung nữa là người không trực tiếp nuôi dưỡng đứa con sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho đến khi đứa con đó đủ 18 tuổi thôi (trừ trường hợp đứa con đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tật nguyền mà không tạo ra được thu nhập nuôi sống bản thân mình).

     
    Báo quản trị |