Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi có tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #513470 01/02/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi có tranh chấp

    Hai bên gia đình tổ chức đám cưới vào tháng 12/2014 cho em tôi 17 tuổi, chồng nó cũng chưa đến 20 tuổi. Tất nhiên là không có đăng ký‎ kết hôn. Đến nay vợ chồng em tôi có 1 con gái 1 tuổi, 2 vợ chồng sống không hợp nhau. Hiện nay em tôi đã về nhà mẹ sinh sống, con thì gia đình chồng nuôi nhưng không cho em tôi thăm nom con. Nay em tôi muốn nhận con về nuôi thì phải làm thế nào? 

     

     
    2112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521267   21/06/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Quy định của Pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn mà chưa đăng ký kết hôn

    Quy định của Pháp luật về ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn

    Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”

    Về việc ly hôn, tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

    ...

    2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

    Để Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì theo quy định của pháp luật Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

    “Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

    Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

    Như vậy, quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Quyền nuôi con, về cơ bản sẽ dựa theo các căn cứ sau:

    Thỏa thuận của các bên: Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên dựa trên việc bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

    Điều kiện của các bên: Tòa án sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho bên đảm bảo cho con mọi lợi ích tốt nhất về vật chất, tinh thần…

    Độ tuổi của con: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi được giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/06/2019)
  • #553670   30/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

     
    Báo quản trị |