Quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #520254 09/06/2019

    svtet22

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền nuôi con

    Xin phép luật sư. Cho tôi hỏi Tôi và vợ tôi lấy nhau đươc gân 4 năm. Hiên tại vợ chồng tôi có 1 đứa con năm nay 3 tuổi . Tôi làm nghề bốc vác lương 10tr . Vợ tôi lam CTY .tháng 5 tr. Chỉ vì 2 vợ ck tôi không hơp nhau trong hoàn cảnh cuộc sống . Thương xuyên cãi vã nhau về Tiền bạc về Tình cảm. Nhưng mà tôi lấy vợ tôi về . Vợ tôi lại không chú toàn được gd không hướng về gd mình ngay ngày chỉ nhà ngoại . Trên hêt. Chông còn k quan tâm .chính vì vậy mà vợ chồng hay cái vã. Mỗi khi cãi vã. Là vợ tôi lại đòi bỏ nhà đi lên ngoại .trong khi vợ tôi bỏ đi ông bà ngoai lại coi như không có chuyện gì. ông ngoại thì cái gì cũng đúng rõ là con mình sai nhưng vẫn cho là đúng. Kẻ cả khi cháu sinh ra tình thương của ông bà ngoại hầu như không có. mẹ thì hơi tý là bỏ con đi . Vậy tôi muôn ly hôn . Quyền nuôi con thuộc về ai Công < Nguyễn Đức Công >

     
    1236 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn svtet22 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520395   10/06/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
     
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
    Như vậy, nếu con anh đã đủ 03 tuổi thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng. Dựa trên các điều kiện như:
    -Điều kiện về vật chất (kinh tế):
     
    + Thu nhập thực tế
     
    + Công việc ổn định
     
    + Có chỗ ở ổn đinh(nhà ở hợp pháp)
     
    + ... và các vấn đề khác.
     
    Theo đó nếu anh có điều kiện về tài chính hơn so với vợ, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
     
    Để chứng minh được vấn đề này anh cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),...
     
    - Điều kiện về tinh thần:
     
    Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ...
     
    Như vậy, ai đáp ứng được nhiều điều kiện đã nêu ở trên thì Tòa án sẽ cân nhắc giao cho người đó quyền nuôi con
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)