Quyền nhận thừa kế nhà đất của người việt nam định cư ở nước ngoài.

Chủ đề   RSS   
  • #420151 30/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Quyền nhận thừa kế nhà đất của người việt nam định cư ở nước ngoài.

     
    Thừa kế di sản là quyền được pháp luật công nhận và tôn trọng của mỗi công dân. Do vậy, dù người đó ở đâu họ vẫn được thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, giới hạn thực hiện quyền là khác nhau. 
     
    Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà Nước quản lý. Mỗi cá nhân, tồ chức được Nhà Nước giao cho quyền quản lý, sử dụng đất. 
     
    Con người sinh sống, làm việc là hoạt động tất yếu, duy trì sự sống. Qua đó, họ tạo ra được của cải, vật chất dư thừa. Đến khi chết đi, họ được quyền định đoạt đối với khối tài sản do mình đã tạo lập ra. 
     
    Chế định thừa kế không chỉ đảm bào quyền của chủ sở hữu tài sản mà còn là một cơ chế khuyến khích lao động, sản xuất. 
     
    Đất đai, nhà cửa là một trong số những tài sản mà cá nhân có thể để thừa kế. Nhưng nó có thêm một số đặc điểm khác do tính chất đặc biệt của nó mang lại như không tự sinh ra, không thể di chuyển, có giá trị rất lớn... 
     
    Do đó, việc công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài có phải luôn được nhận thừa kế đất đai hay không? 
                                          
     
     
    Ví dụ trong trường hợp bố mẹ mất để lại một mảnh đất cho con là C, D. Nhưng tất cả các con đều sống và định cư ở nước ngoài thì liệu rằng những người này có được nhận phần di sản là căn nhà này hay không?
     
    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi cá nhân đều được quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản tại Việt Nam. Trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác. 
     
    Và theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự Việt Nam, con  thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ nên cho dù là người Việt Nam định cư ở nước ngoài  thì vẫn có quyền được hưởng thừa kế nhà ở của bố mẹ để lại
    .
    Nhưng căn cứ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 179 và Điều 186 Luật đất đai 2013: đối với nhà đất mà cá nhân, hộ gia đình tại Việt Nam để thừa kế cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài, thì họ chỉ được hưởng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất đối với nhà đất đó khi thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật nhà ở Việt Nam. 
     
    Cụ thể, theo Điều 8 Luật Nhà Ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có quyền nhập cảnh vào Việt Nam. 
    Trong trường hợp không thuộc các trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, thì người Việt Nam định cư tại nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
    Chính những quy định trên làm hạn chế đi quyền được nhận thừa kế của người việt nam định cư ở nước ngoài, họ chỉ được nhận thừa kế là nhà ở khi thuộc các trường hợp pháp luật quy định là được quyền sử hữu nhà ở tại việt nam. Quy định này vừa đảm bảo quyền được nhần thừa kế của cá nhân, vừa đảm bảo việc sử dụng đất được hữu ích. Tránh việc bỏ hoang, lãng phí.
    Như vậy, quyền nhận thừa kế nhà, đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là hạn chế hơn so với người ở trong nước. Nếu không thuộc các trường hợp luật định, họ chỉ được hưởng phần giá trị của tài sản để lại.
    Minh Trang  
     
    Cập nhật bởi trangfantasi ngày 30/03/2016 03:02:40 CH
     
    5787 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    vannonulaw (30/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận