Quyền lợi và chế độ của Giấy chứng nhận hiến máu cần phải biết

Chủ đề   RSS   
  • #603768 05/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quyền lợi và chế độ của Giấy chứng nhận hiến máu cần phải biết

    Hiến máu là hành động cao quý vì người bệnh nó xuất phát từ sự thiện nguyện của người đi hiến máu. Do đó, khi thực hiện việc hiến tặng máu cho cơ sở y tế thì người hiến được cấp Giấy chứng nhận hiến máu, không chỉ là để vinh danh mà quyền lợi của chứng nhận này bạn cần phải biết.
     
    quyen-loi-va-che-do-cua-giay-chung-nhan-hien-mau-can-phai-biet
     
    1. Giấy chứng nhận hiến máu là gì?
     
    Tại mục I Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định chung về việc cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giải thích Giấy chứng nhận hiến máu như sau:
     
    - Theo đó, Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu và được cấp cho người hiến máu.
     
    - Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.
     
    2. Cơ sở cấp phát/thu gom Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện
     
    - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có trách nhiệm: Tổ chức in ấn, quản lý và cấp phát Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho các cơ sở y tế công lập có nhiệm vụ thu gom, sàng lọc, lưu trữ máu trong toàn quốc.
     
    - Cơ sở y tế thu gom máu có trách nhiệm:
     
    + Hàng năm, các cơ sở thu gom máu phối hợp với Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch về số lượng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cần sử dụng gửi cho Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhận Giấy chứng nhận tại viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
     
    + Trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho người hiến máu ngay sau khi nhận máu tại điểm hiến máu tình nguyện. Đảm bảo ghi đầy đủ nội dung trên Giấy chứng nhận theo quy định, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, không tẩy xóa.
     
    + Việc cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho người hiến máu phải thực hiện công khai và đảm bảo đúng đối tượng. Mỗi lần hiến máu tình nguyện sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
     
    + Cơ sở y tế có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc cấp Giấy chứng nhận theo số serie in trên Giấy chứng nhận, báo cáo Ban chỉ đạo cùng cấp về danh sách người đã tham gia hiến máu tình nguyện, số máu đã thu gom, số Giấy chứng nhận đã cấp.
     
    3. Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện 
     
    - Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: 
     
    + Quản lý số lượng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và danh sách người hiến máu đã được cấp Giấy chứng nhận.
     
    + Đồng thời gửi danh sách người đã hiến máu, số lượng máu đã hiến tương ứng với số serie của Giấy chứng nhận đã cấp về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để quản lý thống nhất toàn quốc.
     
    - Các cơ sở khám chữa bệnh công lập có trách nhiệm:
     
    + Truyền máu miễn phí cho người hiến máu tình nguyện khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
     
    + Sau khi truyền máu, cơ sở y tế có trách nhiệm ký tên, đóng dấu vào mặt sau Giấy chứng nhận (phẫu dành riêng cho các cơ sở y tế).
     
    - Người hiến máu tình nguyện có trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản Giấy chứng nhận, đảm bảo không rách nát, không tẩy xóa và xuất trình Giấy chứng nhận khi có nhu cầu truyền máu cho bản thân với các cơ sở y tế công lập.
     
    - Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
     
    - Một số nội dung cần chú ý: Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ thường trú của người hiến máu tình nguyện.
     
    - Đơn vị tiếp nhận máu: Cần ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện thu gom máu.
     
    - Số lượng: Đánh dấu (x) vào ô trống ứng với số lượng máu thu gom.
     
    Như vậy, người tham gia hiến máu tình nguyện sẽ được cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện, người được cấp chứng nhận giữ lại để được truyền lại miễn phí đúng số máu tình hiến khi có nhu cầu.
     
    4096 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (19/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận