Quyền kháng cáo của người bị hại được quy định tại
1. Điểm e Khoản 1 Điều 51 BLTTHS quy định : "Người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo" (quy định này giới hạn phạm vi quyền kháng cáo)
2. Điều 231 BLTTHS quy định : " Người bị hại , người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm" (không giới hạn phạm vi quyền kháng cáo)
Điều 51 BLTHS thuộc phần những quy định chung, quy định về địa vị pháp lý của người bị hại, trong đó "quyền kháng cáo bản án, quyết đnh của Tòa án về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo" được xác định là một trong các quyền cơ bản của người bị hại khi tham gia tố tụng. Phần bồi thường và phần hình phạt đối với bị cáo cũng là 2 phần cơ bản có liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi của người bị hại được Tòa án quyết định.
Điều 231 BLTTHS thuộc phần quy định cụ thể, quy định những người có quyền kháng cáo bản án, quyết định của tòa án. Người bị hại là người tham gia tố tụng được BLTTHS quy định là chủ thể có quyền kháng cáo "Người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm"
Như vậy, hai quy định có tính chất pháp lý khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau, quyền háng cáo của người bị hại tại Điều 231 BLTTHS chính là phần quy định cụ thể về quyền của người bị hại tại Điều 51 BLTTHS
Về nguyên tắc, quy định giữa phần quy định cụ thể phải thống nhất với phần các quy định chung. Cũng như tương tự như quy định về quyền của những người tham gia tố tụng khác.
Trong thực tiễn xá xử, người bị hại vẫn có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm, mà không bị giới hạn trong phạm vi về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt như quy định tại Điều 51 BLTTHS
Ví dụ: Người bị hại (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) được quyền kháng cáo phần cấp dưỡng dối với bị cáo và các nội dung có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.