Quyền hưởng dụng, quyền bề mặt: những điều có thể bạn chưa biết

Chủ đề   RSS   
  • #452997 04/05/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Quyền hưởng dụng, quyền bề mặt: những điều có thể bạn chưa biết

    >>> Toàn bộ điểm mới Bộ luật dân sự 2015

    >>> Sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015

    >>> Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015

    >>> Những điểm mới liên quan đến hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015

    Quyền tài sản bao gồm quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, thế nhưng quyền khác đối với tài sản không được đề cập nhiều tại Bộ luật dân sự 2005, mãi đến khi Bộ luật dân sự 2015 được ban hành thì nội dung vể quyền khác đối với tài sản mới được quy định phân loại một cách rõ nét, đó bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

    Quyền đối với bất động sản liền kề nghe có vẻ mới mẻ, nhưng thực chất không phải là quy định mới, bởi nó tập hợp các quy định liên quan tại nội dung Quy định khác về quyền sở hữu bằng một cái tên mới, đó là quyền đối với bất động sản liền kề.

    Còn quyền hưởng dụng quyền bề mặt thì sao?

    Đây chính là quyền khác đối với tài sản vừa mới được công nhận tại Bộ luật dân sự 2015. Nhiều người tự vấn, thắc mắc rằng quyền hưởng dụng, quyền bề mặt là gì? Và áp dụng nó như thế nào? Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quyền hưởng dụng, quyền bề mặt:

    QUYỀN HƯỞNG DỤNG (Điều 257 Bộ luật dân sự 2015)

    Quyền hưởng dụng là quyền của một người được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản mà mình không phải là chủ sở hữu trong một thời hạn nhất định.

    Tuy nhiên, quyền hưởng dụng thường bị nhầm lẫn bởi có nội dung tương đồng với hợp đồng thuê khoán tài sản, bởi hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê. (Điều 483 Bộ luật dân sự 2015)

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa quyền hưởng dụng và hợp đồng thuê khoán đó là:

    - Khách thể của quyền hưởng dụng là tài sản của chủ thể khác, và tài sản đó phải là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, bất động sản, động sản hay bất động động sản có thể là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai. Còn khách thể của hợp đồng thuê khoán là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Chủ thể của quyền hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản được hưởng dụng, trong khi đó, bên thuê khoán tài sản thì không được cho thuê khoán lại trừ khi được bên cho thuê khoán đồng ý.

     

    Người hưởng dụng

    Chủ sở hữu

    Quyền

    - Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.

    - Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định, trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.

    - Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản

    - Quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.

    Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

    - Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập

    - Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.

    - Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.

    - Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.

     

    Nghĩa vụ

    - Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.

    - Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản

    - Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.

    - Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.

    - Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.

    Việc ghi nhận quyền hưởng dụng tại Bộ luật dân sự 2015 tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn như việc hưởng dụng đất ở Việt Nam hiện nay có thể truyển lại cho người thừa kế, nếu không thực hiện trong khoảng thời gian liên tục quá 10 năm thì đó là lý do chấm dứt quyền hưởng dụng để đảm bảo không lãng phí tài sản xã hội và coi như người có quyền hưởng dụng không có nhu cầu hưởng dụng.

    Đồng thời, việc ghi nhận này có vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Qua đó, đảm bảo tốt hơn cho tài sản trong giao lưu dân sự được tối đa hóa giá trị không chỉ bởi chủ sở hữu mà còn bởi cả người không phải là chủ sở hữu, hạn chế được rủi ro pháp lý, giữ được sự ổn định của các quan hệ dân sự và các quan hệ khác có liên quan.

    Như vậy, có thể thấy, quyền hưởng dụng là quyền được ghi nhận tách bạch riêng biệt với quyền sở hữu, chủ thể hưởng dụng không phải là chủ sở hữu.

    QUYỀN BỀ MẶT (Điều 267 Bộ luật dân sự 2015)

    Quyền bề mặt là quyền của một người đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà người này không phải là chủ thể hưởng quyền sử dụng đất đó.

    Nói tóm lại, chủ thể hưởng quyền bề mặt và chủ thể sử dụng đất là 2 người khác nhau.

    Khác với quyền hưởng dụng là được khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc khai thác tài sản hưởng dụng, chủ thể quyền bề mặt chỉ có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái quy định pháp luật.

    Việc ghi nhận quyền bề mặt trong Bộ luật dân sự 2015 có tác động tích cực để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các loại tài sản trong xã hội không bị đóng băng mà ngược lại luôn được tham gia lưu thông kinh tế, được sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm.

    Ví dụ: khi một doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ổn định thì thì phải có đất để xây dựng mặt bằng, để có thể có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn rất lớn; Trường hợp xác lập hợp đồng thuê đất thì thì quan hệ giữa người thuê đất và chủ thể có quyền sử dụng đất là quan hệ trái quyền, bên cho thuê đất có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường cho bên thuê để lấy lại đất bất cứ thời điểm nào. Trường hợp này bên thuê đất phải chấp nhận rủi ro, không mang tính ổn định nên bên thuê không muốn đầu tư nhiều trên đất. Nhưng nếu doanh nghiệp và chủ thể có quyền sử dụng đất thỏa thuận xác lập quyền bề mặt thì trong thời hạn thỏa thuận, doanh nghiệp được toàn quyền như một chủ sở hữu xây dựng công trình trên đất, canh tác, sử dụng và sở hữu tất cả tài sản tạo ra trên đất, được chuyển nhượng, cho thuê, mua bán, cầm cố như một chủ sở hữu đích thực. Trường hợp này chủ thể có quyền sử dụng đất trao toàn bộ quyền bề mặt cho doanh nghiệp và quyền này là vật quyền, được pháp luật bảo vệ, chủ thể có quyền sử dụng đất không được tự ý đơn phương chấm dứt quan hệ quyền trên bề mặt trước thời hạn nếu chủ thể quyền bề mặt không đồng ý. Do đó chủ thể quyền bề mặt ổn định hơn rất nhiều, họ có thể yên tâm đầu tư trên đất. Với chính sách đó có thể giảm thiểu chi phí rất nhiều cho doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư xã hội trên đất của người khác.

    Bên cạnh đó, với quy định này, sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn mà hiện nay chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết như xử lý tài sản trên đất trong trường hợp thu hồi đất khi hết thời hạn thuê đất; tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư ...

    (Bài viết có tham khảo từ các bài viết của các trang báo Kiểm sát)

    Cập nhật bởi trang_u ngày 04/05/2017 04:12:38 CH
     
    27898 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận