Quy trình kết nạp Đảng viên

Chủ đề   RSS   
  • #520675 13/06/2019

    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Quy trình kết nạp Đảng viên

     

    Để được kết nạp vào Đảng trước hết phải đáp ứng điều kiện sau:

    Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được hướng dẫn tại Mục 1 Quy định 29/QĐ-TW về thi hành Đảng quy định điều kiện trở thành Đảng viên bao gồm:

    - Về tuổi đời

    +  Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

    +  Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

    - Về trình độ học vấn

    + Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

    + Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

    - Người vào Đảng thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

    Quy trình kết nạp Đảng viên:

    Theo Hướng dẫn 01/HD-TW về thi hành Điều lệ Đảng quy định quy trình kết nạp Đảng viên dự bị gồm:

    1. Tham gia học và được cấp giấy chứng nhận Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

    Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

    2. Làm Đơn xin vào Đảng

    Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

    3. Khai lý lịch

    - Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

    - Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

    4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

    - Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

    + Người vào Đảng.

    + Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

    - Nội dung thẩm tra, xác minh

    + Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

    + Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    5. Xét kết nạp

    • Trình tự

    - Sau khi thẩm tra lý lịch, đảng viên được phân công hướng dẫn viết giấy giới thiệu quần chúng vào đảng.

    - Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.

    - Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.

    - Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp đảng trình Đảng ủy quyết định.

    • Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:

    1) Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra);

    2) Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);

    3) Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:

    + Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Đoàn trường giới thiệu;

    + Nếu người xin vào Đảng đã trưởng thành Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Công đoàn Trường giới thiệu;

    4) Nhận xét của đoàn thể:

    + Tổ Công đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt và Ban chấp hành Công đoàn (nếu người xin vào đảng đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên);

    + Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)

    5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;

    6) Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;

    7) Bảng điểm học tập có xác nhận của Phòng Đào tạo (đối với sinh viên)

    8) Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;

    9) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;

    10) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;

    6. Tổ chức lễ kết nạp

    Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không qúa một tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ). Lễ kết nạp Đảng bao gồm các phần:

    - Nghi thức Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);

    - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

    - Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng.

    - Đại diện đảng viên được phân công đọc lời giới thiệu người vào Đảng;

    - Đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đọc lời giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (đối với quần chúng là đoàn viên).

    - Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).

    - Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).

    - Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ chi bộ nơi đảng viên đó sinh hoạt và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.

    - Đại diện Đảng ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).

    - Bế mạc (chào cờ).

    7. Giai đoạn đảng viên dự bị

    Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết)

    Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.

    Quy trình chuyển thành Đảng viên chính thức:

    • Trình tự

    Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức.

    BCH hoặc BTV Đoàn trường họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên đang sinh hoạt đoàn)

    Tổ Công đoàn họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên dự bị là CB – GV đã trưởng thành đoàn).

    Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.

    • Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức

    Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:

    1) Đơn xin chuyển Đảng chính thức;

    2) Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ

    3) Ý kiến nhận xét của BCH Công đoàn (hoặc của tổ công đoàn, có xác nhận của BCH Công đoàn cơ sở) hoặc BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn

    4) Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị

    5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn (hoặc Đoàn thanh niên) và Chi bộ nơi đảng viên dự bị cư trú

    6) Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông (lớp bồi dưỡng đảng viên mới)

    7) Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức

    8) Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức

    9) Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức

     

     
    46568 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ph_ngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận