Quy trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #613750 05/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1330)
    Số điểm: 24014
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 475 lần
    SMod

    Quy trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

    Trường hợp nào hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh? Quy trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Trường hợp nào hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh?

    Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:

    Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. 

    Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

    Theo đó, có tất cả là 05 trường hợp mà hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ và làm dịch vụ có thu nhập thấp. Ngoại trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    (2) Quy trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

    Căn cứ Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi thành DNTN thì cần phải chuẩn bị 01 hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:

    - Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo Phụ lục I-1 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHDT.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/05/Ph%E1%BB%A5%20l%E1%BB%A5c%20I-1.doc Phụ lục I-1

    - Bản sao các giấy tờ như sau:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ DNTN.

    + Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

    Theo đó, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ, tài liệu như đã nêu trên, chủ hộ kinh doanh thực hiện việc đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DNTN có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau:

    - Nộp trực tiếp: Tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

    - Nộp qua dịch vụ bưu chính: Đến địa chỉ của phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

    Theo đó, trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện xem xét tính hợp lệ của Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

    Tiếp đến, trong thời hạn là 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

    Về lệ phí: Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký kinh doanh do cho việc chuyển đổi nêu trên sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định.

    Theo đó, để chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp thì người chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo quy trình như đã nêu trên.

    (3) Cần lưu ý gì khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

    Khi thực hiện chuyển đổi thành công ty, doanh nghiệp, có một số điểm mà chủ hộ kinh doanh cần lưu ý như sau:

    Mã số thuế: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế mới theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, mà Mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực và được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.

    Nghĩa vụ thuế: Trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế. 

    Trường hợp hộ kinh doanh không hoàn thành nghĩa vụ thuế doanh nghiệp mới chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ từ hộ kinh doanh cũ.

    Trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì người chủ hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh.

    Theo đó, khi thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp thì người chủ hộ kinh doanh trong trường hợp này cần phải lưu ý về mã số thuế và nghĩa vụ thuế.

     
    290 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (27/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận