Quy tắc "sống còn" ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #329017 19/06/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Quy tắc "sống còn" ở Việt Nam

    1. Không được nhìn ai khi quađường

     Khi là khách bộ hành, không bao giờ nhìn vào mắt những người lái xe và đừng mỉm cười. Không chỉ bởi những việc đó khiến tài xế mất tập trung mà nó còn bị xem như một sự thách thức và trong tình huống này có thể khiến bạn toi mạng.
     
    Làm như thế cũng có nghĩa bạn giống như đang sợ hãi. Các tài xế, như các con cọp, sẽ đánh hơi được nỗi sợ của bạn.
     
    2. Đối tượng nên đi chung khi qua đường
     
    Để bắt đầu trải nghiệm băng qua đường, hãy thử tìm một đứa trẻ hoặc một người già và đi cùng họ. Tất cả trẻ em Việt Nam đều dễ thương nên không hai sẽ muốn cán lên chúng cả.
     
    Dù sao người già vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì nếu họ đã sống sót sau khi băng qua đường trong nhiều thập kỷ, hẳn họ phải biết được chiêu gì đó.
     
    3. Nên qua đường theo nhóm

    Cố gắng đợi cho tới khi một nhóm đông người chuẩn bị băng qua đường. Nếu tồi nhất thì một tài xế cũng chỉ cán bẹp được chừng 5-6 người, không phải tất cả. Vì thế nhóm càng đông, cơ hội qua đường thành công của bạn càng cao.

    4. Hãy "dữ tợn" khi qua đường

     Đôi khi, trong lúc chờ băng qua đường, bạn sẽ thấy một cành cây gãy hoặc một cột điện thoại đổ ra vỉa hè. Nếu bạn cầm lấy những thứ này lên mình và tỏ ra dữ tợn khi đi qua đường, hành động đó có thể mang tính răn đe các tay "tổ lái" vốn không ưa việc dừng xe.

    5. Hiệu quả của việc "nhắm mắt"

    Nếu bạn thấy mình mắc kẹt bên vỉa hè trong vòng 1 giờ đồng hồ và không thể băng qua đường, hãy thử biện pháp này: nhắm mắt và bước khỏi vỉa hè xuống đường. Biện pháp này hiệu nghiệm một cách đáng ngạc nhiên.

    6. Đèn giao thông "tượng trưng" là chính

     Không nên nghĩ rằng giao thông sẽ ngừng lại theo đèn tín hiệu. Khi đèn chuyển sang đỏ, sẽ có ít nhất 50-100 chiếc xe máy và thi thoảng là 1 hoặc 2 chiếc taxi sẽ tiếp tục phóng qua đèn đỏ. Khi xe máy hoặc taxi dừng đèn đỏ, đừng bao giờ tưởng họ sẽ đứng yên như thế. Các xe máy, ô tô ở hàng đầu sẽ có thể băng qua giao lộ đường vào bất kỳ lúc nào. Thật không may, khi bạn chờ những vị này đi xong, đèn đi bộ của bạn đã chuyển từ xanh sang đỏ mất rồi.

    TERRY F. BUSS (VIETNAM+)

     

     
    15184 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #468181   19/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Quy tắc " sống còn" khi lẻ VN

    Đôi khi, đi bộ trên vỉa hè ở các thành phố lớn cũng phải cẩn thận vì có khi tắc đường, xe máy lao cả lên vỉa hè để đi. Thật nói không ngoa rằng sợ nhất đi trên các đường phố ở Việt Nam, người ta chẳng theo môt luật lệ quy tắc nào.
     
    Báo quản trị |  
  • #468226   20/09/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Bữa mình có tham gia một buổi giao lưu và trong đó có các bạn người nước ngoài (đi học, đi du lịch, đi làm việc...đủ cả), một trong những chủ đề nóng nhất và thu hút nhiều ý kiến nhất là giao thông tại Việt Nam, mỗi người một ý kiến nhưng nhìn chung lại là một từ "kinh khủng".

     
    Báo quản trị |  
  • #468248   20/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy đèn giao thông những phút giấy cuối đúng là mang tính chất tượng trưng, thường mấy người chẳng để ý đèn mà cứ lấy đà mà chạy. giống như quy đị về đèn vàng là phải dừng lại, nhưng không mình thấy thực tế thì đèn vàng được người tham gia giao thông cho là đèn báo hiệu chạy nhanh hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #471956   23/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đi qua đường ở Việt Nam là cả một nghệ thuật và cần nhiều kỹ năng, thủ thuật khác nhau. Cảnh tượng thường thấy nhất khi qua đường ở Sài Gòn là hình ảnh người nước ngoài đang cố gắng tìm cách làm sao để qua đường một cách an toàn, người Việt như mình nhiều lúc còn thấy đáng sợ huống chi là họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #483586   28/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Có thể nói việc sang đường ở những thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn, nơi có hàng nghìn phương tiện giao thông nối đuôi nhau như dòng suối chảy chỉ việc “mở lối, băng đường” trong điều kiện không có tín hiệu đèn giao thông, không có vạch kẻ đường quả thực nguy hiểm và khó khăn. Cách giải quyết an toàn nhất là qua đường theo cùng một nhóm người khác (chừng 5-6 người) bởi nhóm càng đông, cơ hội qua đường thành công của bạn càng cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #483592   28/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Qua đường ở Việt Nam thì mình phải vận dụng Toán học để tính được khoảng cách đường, Vật lý học để tính vận tốc xe, Tâm lý học để hiểu được tâm lý người tài xế, và nhiều thứ học khác nữa, khi đó bạn áp dụng vào con đường nào chỉ có 01 xe chạy. Và áp dụng vào sức mạnh niềm tin và vượt qua bằng tình thương của Chúa. Chúc bạn may mắn!

     
    Báo quản trị |  
  • #483605   29/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Nghe tiêu đề mình nghĩ là một cái gì đó liên quan đến cách sống, đọc xong mới biết chủ yếu xoay quanh vấn đề giao thông và ý thức tham gia giao thông của người dân. Những quy tắc của bạn nghe thật thú vị ai đọc xong mà thực hành thì không biết là "sống" hay "không" nữa. Nên đọc cho vui chứ đừng ai dại dột thực hiện nhé!

    Câu trước thì hên xui mà câu xong thì đa phần. Vậy mới thấy ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam thật liều mạng, đi qua đường mà cứ phóng vù một cái, ôi thôi, qua đường rồi. Sau đó là tiếng mắng, tiếng la của những người vừa bị làm cho hết hồn.

     
    Báo quản trị |  
  • #483643   29/01/2018

    nguyenngochanh11149
    nguyenngochanh11149

    Male
    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2017
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Sẽ là dấu ấn và kỉ niệm cho những người nước ngoài ít nhiều đã 1 lần phải băng qua đường với số lượng xe đông đúc, chạy dập dìu như ở Việt Nam.

    Đấy cũng sẽ là động lực và thử thách chinh phục đối với những người nước ngoài chưa 1 lần đặt chấn đến đất nước xinh đẹp hình chữ S này.

    Đối với người Việt Nam đó là chuyện quá đổi bình thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #488471   31/03/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Bởi vậy bảo sao mấy "ông Tây" qua Việt Nam đi qua Việt Nam du lịch hoặc làm việc luôn coi việc đi qua đường ở Việt Nam giống như "môn thể thao mạo hiểm". Người dân Việt Nam đa số tham gia giao thông đều chưa có ý thức cao, thích chen lấn, vượt đèn đó, đi ngược chiều... Mỗi lần mình đi làm về đúng giờ cao điểm lại ngán ngẩm với cảnh kẹt xe, xung quanh là khói bụi với tiếng coi xe inh ỏi cả một đoạn đường. 

    Xe thì đã đông nhưng người tham gia giao thông vẫn thích vượt đèn đỏ, kể cả những bác đi xe ô tô, xe bus cũng "cố gắng" vượt lên cho bằng được. Cuối cùng là chẳng xe nào nhường xe nào, kẹt cứng cả một đoạn đường chỉ vì ý thức kém của một số bộ phận, mà đáng nói những người không có ý thức này chủ yếu là những thanh niên. Đôi lúc cũng vì vấn đề lạng lách, vượt đèn đỏ gây tai nạn rồi "choạng nhau sứt đầu mẻ trán". 

    Suốt ngày, địa phương cứ hô hào cải thiện giao thông bằng cách tăng cường lực lượng điều tiết, mở rộng các đoạn đường nhưng kết quả chẳng là bao. Việc tham gia giao thông đa số là dựa vào ý thức của người dân thì mới giải quyết được vấn đề kẹt xe. Tai nạn giao thông thì hằng năm lên tới hàng trăm ngàn vụ lớn nhỏ, người dân ra đường cứ kiểu "mảnh ai người nấy chạy" khiến tình trạng giao thông ngày càng hỗn loạn hơn, bởi vậy cho nên chẳng ai muốn ra đường bao giờ trừ khi họ có việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #501216   31/08/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    2. Đối tượng nên đi chung khi qua đường

    Để bắt đầu trải nghiệm băng qua đường, hãy thử tìm một đứa trẻ hoặc một người già và đi cùng họ. Tất cả trẻ em Việt Nam đều dễ thương nên không hai sẽ muốn cán lên chúng cả.

    Dù sao người già vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì nếu họ đã sống sót sau khi băng qua đường trong nhiều thập kỷ, hẳn họ phải biết được chiêu gì đó.

    Mình thấy qua đường tại Việt Nam có vẻ như là môn thể thao nguy hiểm mà người ta thường "chơi" mỗi ngày.

     
    Báo quản trị |  
  • #502131   14/09/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mình thấy giao thông ở Việt Nam chẳng tuân theo một nguyên tắc nào hết. Hồi xưa đi học cứ nghe thầy cô giảng là đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại còn đèn vàng đi chậm lại. Nhưng thử bước chân ra đường xem người ta chạy xe thể nào. Đèn xanh xe chạy, đèn đỏ xe vẫn chạy, đèn vàng xe chạy càng nhanh hơn. Thật rõ mệt!

     
    Báo quản trị |  
  • #502144   14/09/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Khi qua đường nên dứt khoát bước qua, không nên vừa bước vừa nhìn, do dự chần chừ, bước một chút rồi lùi một chút. Khi bạn dứt khoát bước qua, người đang đi sẽ nhận ra được điều này và nhường đường, còn khi do dự thì người khác không biết phải làm như thế nào, kiểu giống như tiến không được àm lùi không xong.

     
    Báo quản trị |  
  • #502193   14/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Theo kinh nghiệm hơn hai chục năm kể từ ngày biết đi và nhiều lần bảo toàn tính mạng khi băng qua đường thì mình thấy qua đường ở thành phố dễ hơn là ở dưới quê. Đường phố dù đông xe cộ nhưng di chuyển chậm và việc giơ tay khi qua đường là chuyện bình thường. 

    Còn dưới quê, ở các tỉnh lộ, huyện lộ, hương (xã) lộ, lộ làng.. rất khó qua đường, xe ít nhưng phóng bạt mạn, và không chỉ có xe thông thường mà máy xúc đất, máy gặt, máy cày, máy trục, máy kéo,... luôn rình rập. 

    Do đó, ở Việt Nam, việc qua đường cũng là một nghệ thuật và người qua đường cũng là một nghệ sỹ.

     

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 14/09/2018 10:28:21 CH sai chính tả

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #502252   15/09/2018

    Mình thắc mắc là tại sao "nhắm mắt" sẽ thoát khỏi cảnh kẹt xe đó ạ?. Theo mình thì chắc không ai nhường cho người mù qua đường đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #502278   15/09/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình đồng cảm với nguyên tắc số 6 nhất. Ngày nào bước ra đường, dù tin hiệu đèn đường xem thực thi  vậy, nhưng cũng phải hết sức để ý. Bởi vì khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, không đồng nghĩa những chiếc xe đối diện bạn sẽ ngừng chạy, do đó để bước qua giao lộ phải thực sự thận trọng, nhìn đèn mà còn phải nhìn những con người trước đèn nữa.. Giao thông Việt Nam quả là quá nguy hiểm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #504828   15/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Một bài viết khá thú vị của chủ thớt chia sẻ về giao thông tại Việt Nam. Mình đặc biệt ấn tượng với cách nhìn nhận tại quy tắc số 2 và số 3. Hai quy tắc này vừa đúng vừa hài hước. Người Việt Nam khi tham gia giao thông còn rất ngán ngẩm chuyện qua đường huống chi là những du khách nước ngoài khi lần đầu tiên đến Việt Nam. 

     
    Báo quản trị |