Quy định việc tiến hành thực hiện biện pháp tái chế đối với bao bì sản phẩm

Chủ đề   RSS   
  • #604141 20/07/2023

    Quy định việc tiến hành thực hiện biện pháp tái chế đối với bao bì sản phẩm

    Hiện nay các tổ chức thực hiện việc sản xuất nhập khẩu bao bì sản phẩm phải thực hiện việc tái chế. Vậy cụ thể là các loại sản phẩm bao bì nào phải tái chế, phương thức tái chế như thế nào? Có trường hợp nào được miễn việc thực hiện tái chế không?
     
    Các sản phẩm, bao bì phải thực hiện tái chế
     
    Căn cứ Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về các sản phẩm bao bì tái chế như sau:
     
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc
     
    =>> Bao bì quy định tái chế là bao bì thương phẩm (gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của sản phẩm, hàng hóa sau đây:
     
    - Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
     
    - Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
     
    - Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;
     
    - Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;
     
    - Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;
     
    - Xi măng. 
     
    Các đối tượng được miễn thực hiện việc tái chế
     
    Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP các đối tượng được miễn thực hiện trách nhiệm tái chế bao gồm:
     
    - Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường.
     
    - Nhà sản xuất bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;
     
    - Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.
     
    Các phương thức tái chế bao bì sản phẩm
     
    Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020 tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc, trừ các sản phẩm, bao bì xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm. Được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong các hình thức sau đây:
     
    - Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì;
     
    - Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
     
    Quy định mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
     
    Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP mức đóng góp Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định như sau:
     
    Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F) được xác định theo công thức: F = R x V x Fs, trong đó:
     
    F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng);
     
    R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này (đơn vị tính: %);
     
    V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế (đơn vị tính: kg);
     
    Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg).
     
     Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Fs cho từng sản phẩm, bao bì và điều chỉnh Fs theo chu kỳ 03 năm một lần.
     
    =>> Việc xả thải bao bì sản phẩm ra môi trường mà không có hướng xử lý cụ thể gây ra tình trạng ô nhiễm mỗi trường ngày càng nghiêm trọng. Việc pháp luật đưa ra những quy định mang tính chất bắt buộc cơ sở phải có hướng xử lý tái chế đối với các sản phẩm có khả năng tái chế không chỉ làm giảm lượng rác thải ra môi trường mà còn góp phần tạo ra nguồn thu kinh tế cho đất nước. 
     
    646 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận