Quy định về xác nhận sơ yếu lý lịch

Chủ đề   RSS   
  • #530443 06/10/2019

    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Quy định về xác nhận sơ yếu lý lịch

    Sơ yếu lý lịch có thể được hiểu là một bản kê khai lý lịch của bản thân như: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và những liên hệ khác của nhân thân, thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ, cho việc giải quyết các công việc, làm hồ sơ, thủ tục hành chính, đơn nhập học, các thủ tục tố tụng... nó là những thông tin căn bản nhất về một người.

    Kết quả hình ảnh cho sơ yếu lý lịch

    Hiện nay, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận..

    Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng Sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú, suy nghĩ này là không chính xác.

    Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chỉ cần chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch (Tờ khai lý lịch cá nhân), cụ thể:

    “Điều 2:

    (…)

    “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.”

    "Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

    1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

    a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

    b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

    2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

    a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

    b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

    Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

    3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

    4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

    a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

    b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

    c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

    d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản."

    Như vậy, theo Nghị định 23 thì tờ khai lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) chỉ chứng thực chữ ký chứ không chứng nhận nội dung

    Công văn 873/HTQTCT-CT năm 2017 về quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch thì Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn (bao gồm UBND cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng)  tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định…của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26  của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

    Như vậy, Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Công văn  873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đều quy định, hướng dẫn chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân chỉ chứng thực chữ ký, không còn chứng thực nội dung.

    Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định việc chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Như vậy, để chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch/Tờ khai lý lịch cá nhân, người có yêu cầu có thể lựa chọn 01 trong 03 cách sau:

    1. Ra UBND phường, xã nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận

    2. Ra bất kỳ UBND phường, xã hoặc Phòng Tư pháp nào để xác nhận

    3. Ra bất kỳ Văn phòng công chứng nào để xác nhận

     
    31675 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nhunghi1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019) nguyentrongtan188 (06/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530456   06/10/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    Bài viết nói về "xác nhận SYLL", và cũng đã chỉ rõ đó chỉ là chứng thực chữ ký của người khai SYLL, vậy mà cái hình vẫn để to đùng

    CÔNG CHỨNG SƠ YẾU LÝ LỊCH NHƯ THẾ NÀO?

     
    Báo quản trị |