Quy định về việc hồi hương của thuyền viên tàu biển theo pháp luật hàng hải

Chủ đề   RSS   
  • #602468 11/05/2023

    Quy định về việc hồi hương của thuyền viên tàu biển theo pháp luật hàng hải

    Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích hồi hương là gì, tuy nhiên có thể hiểu hồi hương thuyền viên là việc thuyền viên của một quốc gia trở lại đất nước mà thuyền viên đó có Quốc tịch.
     
    Theo các quy định liên quan đến hồi hương thuyền viên được quy định tại Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 bao gồm những nội dung sau:
     
    Những trường hợp chủ tàu phải bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí 
     
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 thì chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:
     
    - Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
     
    - Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
     
    - Tàu bị chìm đắm;
     
    - Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
     
    - Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
     
    - Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
     
    Ngoài ra trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
     
    Các khoản chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán
     
    Khi thuyền viên hồi hương theo những trường hợp nêu trên thì chủ tàu có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc hồi hương theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BTC bao gồm:
     
    - Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng.
     
    - Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương.
     
    - Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Tiền lương và trợ cấp đi lại tính theo quy định hợp đồng.
     
    - Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
     
    - Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
     
    Bên cạnh đó chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.
     
    Một số trách nhiệm khác của chủ tàu:
     
    - Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.
     
    - Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật.
     
    - Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó.
     
    =>> Theo đó khi thuyền viên hồi hương thì chủ tàu phải có những trách nhiệm nêu trên để đảm bảo cho thuyền viên được hồi hương đúng quy định.
     
    424 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận