Quy định về tổ chức, nhiệm vụ Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Chủ đề   RSS   
  • #610966 26/04/2024

    Quy định về tổ chức, nhiệm vụ Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân

    Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp.
     
    Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP.
     
    Mục tiêu hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
     
    - Hỗ trợ hội viên Hội Nông dân Việt Nam xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân;
     
    - Tạo nguồn lực, điều kiện, công cụ để đoàn kết, tập hợp nông dân vào tổ chức hội, góp phần xây dựng hội và phong trào nông dân.
     
    Và trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của mình Quỹ Hỗ trợ nông dân cần có quy chế quản lý nợ, xử lý rủi ro phù hợp và việc thành lập Hội đồng xử lý rủi ro là điều cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
     
    Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định tại Điều 22 Nghị định 37/2023/NĐ-CP như sau:
     
    - Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp thành lập Hội đồng xử lý rủi ro. 
     
    Thành phần Hội đồng xử lý rủi ro
     
    - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân là Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro;
     
    - Trưởng Ban kiểm soát, Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
     
    - Tối thiểu 02 thành viên khác do Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp quyết định.
     
    Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro
     
    + Định kỳ hàng quý xem xét việc đánh giá phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro do Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân báo cáo;
     
    + Quyết định về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
     
    + Quyết định phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, trong đó phải xác định rõ thời gian và biện pháp để thu hồi nợ;
     
    + Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
     
    + Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ để xuất toán các khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
     
    + Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro trình Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ký ban hành.
     
    =>> Như vậy Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân có cơ cấu và nhiệm vụ như trên.
     
    100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận