Quy định về quỹ phòng thủ dân sự trong hoạt động phòng thủ dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #605447 15/09/2023

    Quy định về quỹ phòng thủ dân sự trong hoạt động phòng thủ dân sự

    Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
     
    Và để các hoạt động phòng thủ dân sự được diễn ra xuyên suốt, kịp thời thì cần đảm bảo được nguồn tài chính trong quá trình hoạt động phòng thủ dân sự.
     
    Nguồn tài chính cho hoạt động phòng thủ dân sự
     
    Hiện nay quy định về nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 39 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 bao gồm:
     
    - Ngân sách nhà nước;
     
    - Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
     
    - Quỹ phòng thủ dân sự;
     
    - Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
     
    Trong đó quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 bao gồm những nội dung sau:
     
    Ưu tiên hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự
     
    - Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
     
    - Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
     
    Nguồn hình thành quỹ phòng thủ dân sự:
     
    - Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
     
    - Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
     
    Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự
     
    - Không vì mục đích lợi nhuận;
     
    - Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
     
    - Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;
     
    - Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
     
    =>> Theo đó quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiền nhằm thực hiện những hoạt động phòng thủ dân sự nêu trên.
     
    85 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận