Thủ tục hải quan đối với các loại nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xăng dầu được thực hiện theo quy định tại Thông tư 69/2016/TT-BTC:
"Điều 23. Thủ tục hải quan
1. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu, khí xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa là nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC .
2. Trường hợp Thương nhân có chức năng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, khí nhập khẩu nguyên liệu để pha chế xăng dầu, khí, sau đó vận chuyển xăng dầu, khí đến địa Điểm khác nằm ngoài nơi sản xuất để làm thủ tục xuất khẩu thì:
a) Thương nhân phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nguyên liệu và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất sản phẩm biết để theo dõi;
b) Địa Điểm lưu giữ sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và được phân công là địa Điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;
c) Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nguyên liệu và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất sản phẩm phải mở sổ theo dõi lượng sản phẩm vận chuyển đi và đến do Thương nhân thông báo."
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 69/2016/TT-BTC thì:
"7. Xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu nhập khẩu, tạm nhập được thông quan khi đáp ứng các Điều kiện sau:
a) Có Giấy thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa thuộc Danh Mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng;
b) Thương nhân hoàn thành khai báo bổ sung Điều chỉnh (nếu có), trừ trường hợp khai báo bổ sung Điều chỉnh về giá do chưa có giá chính thức tại thời Điểm làm thủ tục tạm nhập, nhập khẩu;
c) Hoàn thành nghĩa vụ về thuế (đã nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh thuế)."
Do đó trước tiên để nguyên liệu dùng cho sản xuất xăng được thông quan thì phải thực hiện kiểm tra nhà nước chuyên ngành về chất lượng như sau:
Xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện lấy mẫu để kiểm tra chất lượng trước khi bơm từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể.
- Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì công chức hải quan ghi nhận trên Hệ thống việc Thương nhân nộp kết quả kiểm tra về chất lượng.
- Trường hợp kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu:
+ Đối với lô hàng tái chế: Trước khi thực hiện tái chế, Thương nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập kế hoạch tái chế (tờ khai nhập khẩu, loại hàng, số lượng, hình thức, thời gian, địa Điểm tái chế) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tái chế. Sau khi tái chế, nếu xăng dầu, hóa chất, khí vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu (cả cũ và mới) buộc phải xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại Điểm b.2 dưới đây và xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
+ Đối với lô hàng phải xuất khẩu, tái xuất: Xuất khẩu, tái xuất toàn bộ số hàng hóa chứa trong bồn, bể. Đối với hàng hóa phải có Giấy phép xuất khẩu hoặc đăng ký kế hoạch xuất khẩu, lượng hàng hóa phát sinh ngoài lượng nhập khẩu ban đầu khi kiểm tra không đạt chất lượng thì phải có Giấy phép hoặc đăng ký theo quy định.
Việc lấy mẫu được thực hiện theo Khoản 3 Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC).
Ngoài ra, anh cần chú ý thêm quy định này:
"Thương nhân chỉ được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại nếu đáp ứng các quy định:
a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu:
a.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định;
a.2) Có giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;
a.3) Có Biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của Thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng);
a.4) Có giám sát của cơ quan hải quan:
Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể:
a.4.1) Hàng hóa được bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu hoặc các kho chứa được thiết kế nhiều đường ống dẫn liên hoàn thì phải đảm bảo cùng chủng loại với hàng hóa đã có sẵn trong bồn, bể chứa;
a.4.2) Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu theo khai báo; giữ nguyên trạng hàng hóa chứa trong bồn, bể cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và lô hàng được thông quan theo quy định.
c) Trường hợp các thông tin khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này có thay đổi so với dự kiến thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân có văn bản gửi cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát (bằng hình thức fax hoặc gửi trực tiếp). Trường hợp phương tiện vận chuyển vào xếp hoặc dỡ hàng ngoài giờ hành chính hoặc trong ngày lễ thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân phải thông báo cho cơ quan hải quan qua điện thoại, email và nộp bổ sung vào ngày làm việc tiếp theo.
d) Các bồn, bể sau khi được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Căn cứ vào loại hàng hóa, loại hình nhập khẩu và tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc niêm phong bồn, bể chứa trừ trường hợp bơm vào bồn, bể có hệ thống liên hoàn."
Việc nhập khẩu dầu diesel cũng thực hiện theo quy định tại Thông tư 69 này.