Quy định về mua sắm tập trung trong đấu thầu?

Chủ đề   RSS   
  • #604663 11/08/2023

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Quy định về mua sắm tập trung trong đấu thầu?

    Quy định chung về mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu? Nguyên tắc trong mua sắm tập trung? Và quy trình mua sắm tập trung tổng quát được quy định như thế nào?

    Quy định chung về mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu?

    Điều 44 Luật đấu thầu 2013 có quy định về mua sắm tập trung trong hoạt động đấu thầu như sau:

    - Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

    - Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.

    - Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

    +) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

    +) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

    - Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.

    Nguyên tắc trong mua sắm tập trung?

    Nguyên tắc trong mua sắm tập trung được quy định tại Điều 68 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu với nội dung như sau:

    - Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.

    - Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung. Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.

    - Việc áp dụng đấu thầu qua mạng đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.

    - Trường hợp lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc nhiều người có thẩm quyền khác nhau, người có thẩm quyền của các gói thầu thỏa thuận, ủy quyền cho một người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu 2013; trong trường hợp này, người có thẩm quyền giao cho một đơn vị trực thuộc có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 69 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP này.

    Quy trình mua sắm tập trung tổng quát?

    Điều 70 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về quy trình mua sắm tập trung tổng quát với nội dung sau đây:

    - Quy trình mua sắm tập trung tổng quát:

    +) Tổng hợp nhu cầu;

    +) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

    +) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

    +) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

    +) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

    +) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

    +) Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;

    +) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 70 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

    +) Quyết toán, thanh lý hợp đồng.

    - Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu thực hiện mua sắm tập trung có thể chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu.

    Trong đó, danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định chung tại Điều 71 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

    - Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    +) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    +) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.

    - Về trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:

    +) Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành;

    +) Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.

     
    2190 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận