Quy định về kỹ thuật của bình chữa cháy để lưu thông trên thị trường

Chủ đề   RSS   
  • #605401 14/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1699 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy định về kỹ thuật của bình chữa cháy để lưu thông trên thị trường

    Vừa qua, vụ cháy ở chung cư mini Khương Hạ, Hà Nội đã và đang được người dân cả nước quan tâm, lo lắng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 14/9/2023, cứu nạn thành công hơn 70 người, đưa đi cấp cứu 54 người của vụ cháy chung cư mini,số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Qua đó, vấn đề về PCCC cần được quan tâm đúng mức để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Bài viết thông tin một số quy định về kỹ thuật liên quan.

    Yêu cầu chung đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy 

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2021/BCA về phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định các yêu cầu về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và quản lý về hoạt động kiểm định các phương tiện phòng cháy và chữa cháy được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông tại Việt Nam. Cụ thể:

    (1) Loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy do các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu kê khai phải phù hợp với danh mục phương tiện quy định tại Phần 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này. Trường hợp chưa rõ chủng loại phương tiện, cần phối hợp với cơ quan quản lý có thẩm quyền để định danh chủng loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

    (2) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.

    (3) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được kiểm định phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và các quy định nêu tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    Phương tiện phòng cháy và chữa cháy khi lưu thông trên thị trường mà chưa được kiểm định theo quy định thì xử lý theo quy định của pháp luật.

    Xem bài viết liên quan: Hỗ trợ mức cao nhất đối với những nạn nhân vụ cháy chung cư mini quận Thanh Xuân, HN

    Thủ tướng điện về vụ cháy nhà dân tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, HN

    Quy định kỹ thuật của bình chữa cháy

    Quy định kỹ thuật của bình chữa cháy cần bảo đảm để lưu thông trên thị trường như sau:

    STT

    Tên sản phẩm

    Chỉ tiêu kỹ thuật

    Mức yêu cầu

    Phương pháp thử

    Phương pháp lấy mẫu, quy cách mẫu

    Mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

     

    1

    Bình chữa cháy xách tay

    1. Chất chữa cháy

    Phù hợp với 2.3 tại QCVN 03:2021/BCA (đối với bình chữa cháy sử dụng chất bột hoặc chất tạo bọt), trừ yêu cầu về khả năng dập cháy

    Phù hợp với 2.3 tại QCVN 03:2021/BCA

    Mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:

    - Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 5000 thì lấy 18 mẫu;

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000, ≤ 50000 thì lấy 36 mẫu

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 50000 thì lấy 54 mẫu;

    8424.1090

     

    2. Khả năng chịu áp suất đối với các bình chữa cháy áp suất thấp

    6.1 TCVN 7026:2013

    9.7.1 TCVN 7026:2013

     

    3. Thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả và tầm phun xa

    7.2.1.1, 7.2.2.1, 7.2.3.1 TCVN 7026:2013

    7.2.1.2, 7.2.2.2, 7.2.3.2 TCVN 7026:2013

     

    4. Độ bền đối với thay đổi nhiệt độ

    7.3.1 TCVN 7026:2013

    7.3.2 TCVN 7026:2013

     

    5. Độ bền chịu va đập

    7.5.1.1 TCVN 7026:2013

    7.5.1.2 TCVN 7026:2013

     

    6. Độ bền chịu rung động

    7.5.2.1 TCVN 7026:2013 7.5.2.2 TCVN 7026:2013

    7.5.2.5.2 TCVN 7026:2013 7.5.2.5.3 TCVN 7026:2013

     

    7. Độ bền chịu ăn mòn

    7.6.1 TCVN 7026:2013 7.6.2 TCVN 7026:2013

    7.6.1 TCVN 7026:2013 7.6.2 TCVN 7026:2013

     

    8. Tính năng đối với đám cháy thử

    8.1 TCVN 7026:2013

    8.2 đến 8.8 TCVN 7026:2013

     

    2

    Bình chữa cháy có bánh xe 

    1. Chất chữa cháy

    Phù hợp với 2.3 QCVN 03:2021/BCA (đối với bình chữa cháy sử dụng chất bột hoặc chất tạo bọt), trừ yêu cầu về khả năng dập cháy

    2.3 QCVN 03:2021/BCA

    Mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:

    - Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 1000 thì lấy 11 mẫu;

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 1000, ≤ 5000 thì lấy 22 mẫu

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000, ≤ 10000 thì lấy 33 mẫu;

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 10.000 thì lấy 44 mẫu

    8424.1090

     

    2. Khả năng chịu áp suất đối với các bình chữa cháy áp suất thấp

    3.2 TCVN 7027:2013

    8.3.1.2 TCVN 7027:2013

     

    3. Thời gian phun nhỏ nhất có hiệu quả và tầm phun xa

    6.2.1.1, 6.2.1.2, 6.2.1.3 TCVN 7027:2013

    6.2.2.2 TCVN 7027:2013

     

    4. Độ bền đối với thay đổi nhiệt độ

    6.3.1 TCVN 7027:2013

    6.3.2 TCVN 7027:2013

     

    5. Độ bền chống ăn mòn

    6.6.1 TCVN 7027:2013 6.6.2 TCVN 7027:2013

    6.6.1 TCVN 7027:2013 6.6.2 TCVN 7027:2013

     

    6. Tính năng đối với đám cháy thử

    7.1 TCVN 7027:2013

    7.2 TCVN 7027:2013

     

    3

    Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Bình bột loại treo

    1. Chất chữa cháy

    Phù hợp với 2.3.1 tại QCVN 03:2021/BCA, trừ yêu cầu về khả năng dập cháy

    Phù hợp với 2.3 tại QCVN 03:2021/BCA

    Mẫu được lấy ngẫu nhiên tại lô phương tiện, số lượng mẫu được lấy như sau:

    - Nếu lô phương tiện có số lượng ≤ 100 thì lấy 05 mẫu;

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 100, ≤ 1000 thì lấy 10 mẫu

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 1000, ≤ 5000 thì lấy 15 mẫu;

    - Nếu lô phương tiện có số lượng > 5000 thì lấy 20 mẫu

    8424.1090

     

    2. Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt

    6.3 TCVN 6305-1

    7.7 TCVN 6305-1

    3. Hiệu quả phun và thời gian phun

    4.1.8 TCVN 12314- 1:2018

    5.4 TCVN 12314- 1:2018

    4. Hiệu quả dập tắt đám cháy

    4.1.9 TCVN 12314- 1:2018

    5.5 TCVN 12314- 1:2018

    5. Loa phun và vòi phun

    4.4 TCVN 12314- 1:2018

    Kiểm tra bằng trực quan

    6. Nắp, van an toàn và áp kế hiển thị

    4.5 TCVN 12314- 1:2018

    Nắp, van an toàn: Kiểm tra trực quan. Áp kế hiển thị theo 9.12 TCVN 7026:2013

    7. Độ bền chịu ăn mòn

    5.2.1 TCVN 12314- 1:2018

    5.2.2 TCVN 12314- 1:2018

    7.6.1 TCVN 7026:2013

    8. Thử áp suất thủy tĩnh

    5.3 TCVN 12314- 1:2018

    9.2.2 TCVN 7026:2013

    9. Độ kín bình chữa cháy

    5.6 TCVN 12314- 1:2018

    5.6 TCVN 12314- 1:2018

    Quy định về kiểm định

    Phương thức kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

    (1) Đối với mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy và mẫu cấu kiện ngăn cháy (sau đây gọi là mẫu kết cấu, cấu kiện) quy định tại mục 2.4 của QCVN 03:2021/BCA:

    - Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với mẫu kết cấu, cấu kiện. Số lượng, quy cách mẫu để thử nghiệm thực hiện theo quy định tại mục 2.4 của QCVN 03:2021/BCA; mẫu do đơn vị kiểm định trực tiếp giám sát, lấy mẫu. Sau khi thực hiện kiểm định, đơn vị trực tiếp kiểm định có trách nhiệm lưu một mẫu có cấu tạo tương tự mẫu đã thử nghiệm, thời gian lưu là 18 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận kiểm định mẫu.

    - Giấy chứng nhận kiểm định có giá trị đối với mẫu kết cấu, cấu kiện đã được lấy mẫu thử nghiệm của đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định. Mẫu kết cấu, cấu kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm mẫu để sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường.

    Đơn vị sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm tương ứng với mẫu đã được kiểm định khi đưa ra lưu thông trên thị trường và quy định của pháp luật có liên quan về sản phẩm chất lượng hàng hóa.

    (2) Đối với các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phần 2 của QCVN 03:2021/BCA (trừ phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 2.4 của QCVN 03:2021/BCA):

    - Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định đối phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào lưu thông.

    - Số lượng mẫu phương tiện để thử nghiệm được lấy tương ứng theo từng loại phương tiện quy định tại Phần 2 của QCVN 03:2021/BCA; mẫu do đơn vị kiểm định trực tiếp lấy mẫu. Các mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy sau khi thử nghiệm, đơn vị trực tiếp kiểm định phải trả lại cho đơn vị đề nghị kiểm định (trừ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tiêu hao trong quá trình thử nghiệm).

    - Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được kiểm định đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận kiểm định và dán tem theo quy định.

    Xem bài viết liên quan: Hà nội tổ chức tổng kiểm tra 100% chung cư mini trước 30/10/2023

    Bộ Công an hướng dẫn kỹ năng xử lý khi bị mắc kẹt do cháy ở các chung cư, tòa nhà cao tầng

     
    582 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (26/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận