Quy định về hợp đồng "Vay Tín Chấp"

Chủ đề   RSS   
  • #549831 24/06/2020

    Quy định về hợp đồng "Vay Tín Chấp"

    Hợp đồng vay tín chấp giữa KH và ngân hàng được coi là Hợp đồng vay tài sản có lãi theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 về hợp đồng vay tài sản:

    “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Vì vậy khi hợp đồng vay đến hạn thì KH có nghĩa vụ phải trả nợ theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

    “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác…”

    Trong trường hợp KH vay tín chấp đã trả đầy đủ nhưng KH mất khả năng thanh toán, do vậy ở đây chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với KH đó. Sự việc KH không thể trả được nợ khi đến hạn phát sinh từ nguyên nhân khách quan (gia đình quý khách gặp khó khăn). Nếu quý khách không có dấu hiệu bỏ trốn, việc sử dụng khoản vay của quý khách đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, quý khách không lừa dối để chiếm đoạt số tiền còn lại phải trả cho công ty tài chính thì quý khách chưa có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đến hạn mà KH không trả nợ thì bên Ngân hàng có quyền khởi kiện lên cơ quan Tòa án để yêu cầu bạn hoàn trả nghĩa vụ tài sản và cả khoản lãi chậm trả.

    Khi có quyết định của Tòa án tuyên bạn phải trả lại tài sản cho ngân hàng mà KH không thực hiện nghĩa vụ của mình thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc KH phải trả nợ trong trường hợp này theo quy định tại Khoản 1 Điều 7a Luật thi hành án dân sự 2014.

     
    2831 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565497   28/12/2020

    hiesutran159
    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Nghĩa vụ trả nợ của bên vay là một nghĩa vụ trong Dân sự. Pháp luật Dân sự khác với pháp luật Hình sự ở chỗ Nhà nước chỉ tham gia vào việc phân xử các tranh chấp, giúp hai bên tiến tới việc thỏa thuận thành công, chứ không có chế tài mang tính bắt buộc thi hành hay răn đe, trừng phạt.

    Chính vì điều này, nếu khách hàng thật sự chưa có khả năng chi trả chứ không cố tình lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trách nhiệm pháp lý lớn nhất của họ chỉ là "nợ chồng nợ".

    Các trường hợp thuê người hù dọa, đánh đập hoặc phá hoại tài sản của người vay tiền đều bị pháp luật trừng trị.

     
    Báo quản trị |