quy định về hóa đơn đầu vào

Chủ đề   RSS   
  • #593657 04/11/2022

    quy định về hóa đơn đầu vào

    Cho mình hỏi Luật sư: Trường hợp hộ kinh doanh bán hàng hóa mà không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, hàng hóa đầu vào thì xử lý như thế nào ạ?

     
    1093 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dlgiang2003 vì bài viết hữu ích
    CongdanVN22 (27/06/2023) ThanhLongLS (05/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593836   11/11/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (850)
    Số điểm: 7292
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    quy định về hóa đơn đầu vào

    Trả lời:
     
     
    "Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
    ...
     
    4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán."
     
    Như vậy, nếu hộ kinh doanh của kinh doanh với quy mô lớn thì áp dụng phương pháp kê khai khi nộp thuế thì thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trong đó có chế độ hóa đơn bao gồm Hóa đơn đầu ra và Hóa đơn đầu vào.
     
    Hộ kinh doanh có thể không cần hóa đơn đầu vào để kê khai thuế trong hai trường hợp sau:
     
    - Các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào
     
    - Khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị  đơn hàng nhỏ hơn 200.000 đồng
     
    Ngoài hai trường hợp trên thì việc hộ kinh doanh mua hay nhập vào hàng hóa, dịch vụ thì phải có hóa đơn, nếu không có hóa đơn đầu vào khi cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng mà không chứng minh được xuất xứ hàng hóa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
     
    Trường hợp hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào, không giải trình được và bị xử phạt vi phạm hành chính, thì mức phạt sẽ tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
     
    “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
     
    Ngoài ra, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lý theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
     
    “1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
     
    a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;
     
    b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
     
    c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
     
    d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
     
    đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
     
    e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
     
    g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
     
    2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
     
    3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
     
    4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
     
    5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.”
     
    Vậy trường hợp hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào, không giải trình được tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/11/2022)
  • #601624   02/04/2023

    quy định về hóa đơn đầu vào

    Chào bạn, trường hợp hộ kinh doanh không có hóa đơ, chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:

    "Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
     
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
     
    a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
     
    b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
     
    c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
     
    ...
    12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
     
    b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
     
    c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
     
    13. Hình thức xử phạt bổ sung:
     
    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
     
    b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
     
    14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
     
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
     
    ..."
     
    Theo đó, mức xử phạt đối chiếu quy định neu trên. ĐỒng thời còn phải tiêu hủy hàng hóa nếu hàng hóa gây hại sức khỏe của con người, cây trồng, vật nuôi, môi trường. Bên cạnh đó còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp. 
    DO đó trong quá trình kinh doanh sản xuất thì cần phải có các chứng từ, hóa đơn hợp pháp để không bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
     
     
    Báo quản trị |