Quy định vảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm

Chủ đề   RSS   
  • #130421 14/09/2011

    noimap

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định vảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm

    Bạn ơi. Bạn có các quy định về việc bảo vệ các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm không??
     
    13958 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #130457   14/09/2011

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Ngày 30/3/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó có ban hành danh mục các loài động vật nghiêm cấm sử dụng vì mục đích thương mại (nhóm IB) và danh mục các loài hạn chế sử dụng (nhóm IIB). Nghị định 32 ra đời thay thế cho Nghị định 18 và Nghị định 48.
    Ngoài ra, thường kỳ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành danh mục các loài động vật, thực vật nằm trong Công ước quốc tế mua bán các loài thực vật, động vật hoang dã ( hay gọi là CITES ).
    Bạn có thể tham khảo thêm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý rừng.
     
    Báo quản trị |  
  • #130462   14/09/2011

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Bổ sung thêm:
    Thông tư 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu
     
    Báo quản trị |  
  • #139056   12/10/2011

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn có thể tham khảo tại đây, mình không nhớ là đã tìm ở đâu nữa. Cụ thể nội dung của văn bản bạn cần thì có thể liên hệ với mình nhé:

    ĐỘNG THỰC VẬT HOANG DÃ

    I- Cơ sở pháp lý:

    - Công ước Cites

    - Thông tư số 16/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 Hướng dẫn quản lý, sử dụng Chứng chỉ xuất khẩu mẫu vật lưu niệm thuộc phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

    - Công văn 3252/TCHQ-GSQL ngày 19/07/2006 xk gỗ có nguồn gốc nhập khẩu

    - Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN  ngày 20/06/2008 Về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp

    - Thông tư  32/2006/TT-BNN ngày 08/05/2006  hướng dẫn việc XNK hàng hóa thuộc quản lý chuyên nghành nông nghiệp.

    - Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 quản lý hoạt động XNK và quá cánh các loại  động, thực vật hoang dã.

    - Thông tư 123/2003/TT-BNN ngày 14/11/2003 hướng dẫn thực hiện  Nghị định 11/2002/ NĐ-CP.

    - Danh mục động thực vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo  Nghị định 32/ 2006/ NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ.

    - Quyết định số 107/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm ban hành kèm theo quyết định số 44/2006/qđ-bnn ngày 01/6/2006 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

    - Quyết định 44/2006/ QĐ- BNN ngày 01/06/2006 v/v Ban hành quy chế quản lý, sử dụng búa Bài cây và búa Kiểm lâm.

    - 343/ Kl-VP cites ngày 21/4/2003 v/v Phối hợp thực thi Nghị định 11/2002/NĐ- CP của Chính phủ và Công ước CITES.

    -Thông tư  02/2000/ TT-TCHQ ngày 14/04/2000 của Tổng cục Hải quan về thủ tục Hải quan đối với sản phẩm gỗ, lâm sản XNK

    - Quyết định 140/ 2000/ QĐ/BNN-KL ngày 21/12/2000 v/v Công bố bản Danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột

    - Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 hướng dẫn nghị định 12/2006/NĐ-CP

    - 59/2005/QD-BNN  ngày 10/10/2005 Ban hành Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản

    - Kiểm tra thủ tục Kiểm dịch thực vật và động vật

    - * Thủ tục hải quan đối với gỗ

    II- Thủ tục hải quan

    1. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước

    1.1. Cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng tự nhiên trong nước, gồm:

    a. Gỗ tròn các loại.

    b. Gỗ xẻ các loại.

    c. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES ).

    1.2. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép:

    a. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ được phép xuất khẩu ở dạng đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai tại Hải quan cửa khẩu.

    Đồ gỗ mỹ nghệ là các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy, hoặc thủ công kết hợp máy; được hoàn thiện bằng các công nghệ đục, chạm, trổ, khắc, khảm, tiện, trang trí bề mặt như sơn mài, mạ vàng, sơn bóng các loại.

    Đồ gỗ cao cấp là các sản phẩm hoàn chỉnh, được sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy, hoặc thủ công kết hợp máy, được đánh bóng hoặc phủ sơn bề mặt.

    b. Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép CITES do cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng CITES Việt Nam) cấp.

    1.3. Được xuất khẩu các loại củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước trong các trường hợp sau:

    a. Củi, than từ gỗ tận thu, tận dụng, gỗ cành ngọn trong quá trình khai thác gỗ rừng tự nhiên được quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 07 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

    b. Củi, than từ gỗ tận thu, tận dụng, gỗ cành ngọn trong quá trình khai thác gỗ rừng tự nhiên để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, như: Xây dựng lòng hồ thủy điện, lưới điện cao áp, đường giao thông, khu công nghiệp… theo quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

    c. Củi, than từ gỗ tận thu, tận dụng, trong rừng tự nhiên bị thiên tai như: bão lụt, cháy rừng…

    Khi xuất khẩu các sản phẩm trên phải có xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và nộp cho Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu. Nội dung xác nhận gồm: Số lượng hàng hoá được phép xuất khẩu; Tên người xuất khẩu; Thời gian hiệu lực của văn bản xác nhận.

    2.  Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật (trừ gỗ và sản phẩm gỗ quy định tại Mục 1) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

    2.1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm sau đây:

    a. Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB, thực vật rừng thuộc nhóm IA tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 

    b. Động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của  Công ước CITES;

    c. Động vật hoang dã là thiên địch của chuột theo Chỉ thị số 9/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21 tháng 12 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố Danh mục một số loại động vật hoang dã là thiên địch của chuột;

    d. Tinh dầu trầm (gió bầu) và tinh dầu xá xị theo Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 02 tháng 03 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    2.2. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được xuất khẩu khi có những điều kiện sau:

    a. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Khoản 2.1 khi xuất khẩu không vì mục đích thương mại (phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES các nước) phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp phép.

    b.  Được phép xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm sau:

    - Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo.

    - Thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA, quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

    - Động vật, thực vật hoang dã từ tự nhiên quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES, không quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 

    Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã (trừ sản phẩm gỗ quy định tại điểm a, khoản 1.2 Mục 1) phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp giấy phép.

    2.3. Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp giấy phép.
     
    Báo quản trị |