honhu viết:
Theo mình hiểu sẽ thế này, như Luật hiện hành thì khi thay thế một văn bản hoặc sửa đổi, hủy bỏ điều nào của văn bản đều có ghi ra, nếu không sẽ cho là văn bản đó còn hiệu lực.
Trường hợp này cũng vậy, văn bản hướng dẫn nào còn hiệu lực sẽ ghi điều nào của văn bản hay toàn bộ văn bản còn hiệu lực. Không thì mặc định hết hiệu lực luôn.
Vậy thà không áp dụng còn hơn áp dụng sai.
Chào bạn honhu,
Vấn đề khác với những cái bạn đang dề cập.
Để dễ hiểu hơn, tôi đưa ra một ví dụ:
- Nghị định số 1 đang có hiệu lực, Thông tư A hướng dẫn Nghị định số 1, cũng đang có hiệu lực
- Nghị định số 2 được ban hành thay thế Nghị định số 1 và có hiệu lực từ ngày 21/5/2015, nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn.
Như vậy, cái sự khó là từ sau ngày 21/5/2015, phải áp dụng chi tiết theo hướng dẫn tại Thông tư A hay phải chờ Thông tư mới ban hành hướng dẫn Nghị định số 2. Đôi khi, 5-7 năm sau cũng chưa có Thông tư mới này hoặc không bao giờ có luôn.
Hiện nay, các cơ quan hành chính Nhà nước thường chọn cách áp dụng theo những nội dung tại Thông tư A mà không trái với quy định tại Nghị định số 2, đặc biệt là quy trình hoặc hồ sơ cấp phép... Điều này cũng phù hợp với Luật Ban hành VBQPPL hiện hành.
Muốn giải quyết khoảng trống này, Nhà nước cũng đã từng áp dụng ban hành Thông tư hướng dẫn trước ngày Nghị định có hiệu lực, làm sao ngày có hiệu lực của các văn bản không chênh nhau. Nhưng sự đời thường không đơn giản vậy, việc ì ách và chậm trễ luôn gây nhiều bức xúc trong quá trình ban hành các quy định nói chung.
Vài dòng trao đổi chơi. Thân.
Hope For The Best, But Prepare For The Worst !