Quy định quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #614186 18/07/2024

    Quy định quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ

    Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường được quy định tại Luật Đường bộ 2024. Dưới đây là những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

    1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ

    Căn cứ Điều 81 Luật Đường bộ 2024 quy định về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ như sau:

    - Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động đường bộ.

    - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về hoạt động đường bộ.

    - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động đường bộ.

    - Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.

    - Quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

    - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hoạt động đường bộ.

    - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường bộ.

    - Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường bộ.

    2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ

    Căn cứ Điều 82 Luật Đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ như sau:

    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

    - Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

    - Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

    3.Quy định về thanh tra đường bộ

    Căn cứ Điều 83 Luật Đường bộ 2024 quy định về thanh tra đường bộ như sau:

    Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ sau đây:

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ tại đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đơn vị thực hiện dịch vụ hỗ trợ vận tải;

    - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lối xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe của lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

    - Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Trên đây là một số nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ và quy định về thanh tra đường bộ theo Luật Đường bộ 2024.

     
    108 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận