Quy định phục hồi, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chủ đề   RSS   
  • #610653 17/04/2024

    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (562)
    Số điểm: 3671
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Quy định phục hồi, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Ngày 16/04/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó quy định phục hồi, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

    (1) Quy định phục hồi di sản phi vật thể

    Theo Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, như sau:

    - Nhiệm vụ phục hồi gồm: phục hồi các biểu đạt, tập tục, thực hành, đồ vật, không gian thực hành và môi trường liên quan của di sản văn hóa phi vật thể.

    - Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này và:

    + Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

    + Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    + Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;

    + Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

    - Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án phục hồi di sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn lực bảo đảm di sản được duy trì thực hành và phát huy trong đời sống.

    (2) Quy định phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể 

    Theo Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể, như sau:

    -  Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    - Các loại đề án gồm:

    + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO;

    + Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia;

    + Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp.

    - Nội dung cơ bản của đề án gồm:

    + Sự cần thiết xây dựng đề án;

    + Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    + Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản;

    + Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    + Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    + Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

    + Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai;

    + Lộ trình, thời gian triển khai;

    + Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có);

    + Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện;

    + Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

    - Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm.

    - Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi.

    Như vậy trình tự, thủ tục xây dựng, trình phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra quy định tại Điều 13, 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/06/2024.

     
    36 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận