Quy định phạt đối với bãi giữ xe giá “cắt cổ” đã thực sự chặt chẽ?

Chủ đề   RSS   
  • #371779 26/02/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Quy định phạt đối với bãi giữ xe giá “cắt cổ” đã thực sự chặt chẽ?

    Chiều qua, có bài báo của Thanh niên viết về việc phạt nặng các bãi giữ xe giá “cắt cổ”. Trong đó có nêu bà Nguyễn Thị Lệ, Phó chủ tịch UBND quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng, cho hay vừa ra quyết định xử phạt bà Huỳnh Thị Kim Liên (ngụ phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) 22,5 triệu đồng về hành vi giữ xe giá “cắt cổ”.

    Ngoài ra, bà Liên còn bị đình chỉ hoạt động giữ xe, buộc nộp vào ngân sách số tiền thu lợi bất chính từ việc tăng giá vô tội vạ này.

    Trước đó mặc dù đã cam kết với cơ quan chức năng là niêm yết giá và thu tiền giữ xe khách tham quan đường hoa Đà Nẵng đúng giá niêm yết 3.000 đồng/lượt xe gắn máy theo quy định, nhưng hễ thấy vắng bóng lực lượng kiểm tra, bà Liên đã nâng giá lên 5.000 đồng/lượt và sau đó “chặt chém” đến 10.000 đồng/lượt xe gắn máy tại bãi trông giữ xe khu vực Bảo tàng điêu khắc Chăm khiến du khách rất bức xúc.

    Trong khi đó theo chỉ đạo của UBND TP.Đà Nẵng, các điểm giữ xe công cộng chỉ được thu tiền trông giữ xe gắn máy 2.000 đồng/lượt, dịp lễ tết được tăng lên 3.000 đồng/lượt và phải niêm yết công khai.

    Tối 23.2 đoàn kiểm tra liên ngành quận Hải Châu kiểm tra đột xuất, bắt quả tang việc tăng giá của bà Liên, vi phạm khoản 2 điều 8 Nghị định 109 năm 2013 của Chính phủ về quy định mức phí trông giữ xe nơi công cộng.

    Ngoài ra, UBND quận Hải Châu còn yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, đồng thời công bố quyết định xử phạt bà Liên đến các hộ giữ xe cho khách du xuân để răn đe.

    Trong 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Tuy Đà Nẵng là thành phố nhỏ hơn 02 thành phố còn lại, nhưng về sự phát triển nếu tính ra có thể vượt 02 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Về mức sống, nếu như có dịp đến Đà Nẵng bạn sẽ thấy mức sống của người dân tại đây khá ổn định, không còn tệ nạn người ăn xin tràn lan nữa, rồi các công trình cầu đường, điển hình như cầu xoay…Tất cả sự phát triển đó đều từ ông Nguyễn Bá Thanh – người tiên phong đưa Đà Nẵng lên tầm cao mới. Đà Nẵng thực sự phát triển là do những quy định được Nhà nước đưa ra được quản lý thực hiện một cách chặt chẽ.

    Như đề cập ở trên, tại Đà Nẵng đã xử phạt việc bãi giữ xe lấy với giá “cắt cổ”, có xử nghiêm thì những người vi phạm mới chấp hành đúng quy định. Vừa qua, nhiều bài báo viết về “chụp hình ở chợ hoa lấy với giá 5.000 đồng” rồi thực tế khi đến các khu vực tham quan chợ hoa, đường hoa tại Hồ Chí Minh vào những ngày mới khai mạc thì hỡi ôi, giá giữ xe quá mắc. Chổ thấp nhất cũng là 5.000 đồng/xe rồi có chỗ đến 50.000 đồng/xe. Giá thì cứ ở trên trời mà người dân thì cứ xếp hàng rồng rắn chen chân nhau gửi xe để vào được đường hoa.

    Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tại địa phương chưa thực sự nghiêm túc phạt các hành vi vi phạm trong việc chấp hành quy định về giá để những người này thừa cơ tăng giá khiến nhiều người dân rất bức xúc nhưng không có nơi để giải bày. Vì nếu giải bày cũng không được giải quyết, thế nên chỉ còn biết im lặng mà chấp nhận.

    Theo Điều 8 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

    Điều 8. Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

    3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

     

    Cũng theo Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP:

    Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

    a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

    b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

     

    Quy định được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Đã được đặt ra thì rất mong các cơ quan chức năng tại địa phương chấp hành nghiêm túc để xã hội theo trật tự kỷ cương. Có như vậy thì mới duy trì sự ổn định và phát triển bền vững dựa trên sự an tâm của nhân dân, điển hình như Thành phố Đà Nẵng.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 26/02/2015 09:21:39 SA
     
    6634 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512752   24/01/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Cơ quan có thẩm quyền cần xử lý nghiêm tình trạng "chặt chém", tùy tiện nâng giá trông giữ xe; cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các bãi trông giữ xe tự phát, không giấy phép, trông giữ vượt diện tích, thu quá giá quy định. Ðể góp duy trì trật tự đô thị, bảo đảm an ninh trong dịp lễ tết.

     

     
    Báo quản trị |