Bổ sung bài viết nêu trên, có các vấn đề như sau:
1/ Tăng 8% lương hưu
Từ 01/01/2015, tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân (CAND) và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, 121/2003/NĐ-CP, 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, 613/QĐ-TTg năm 2010, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn theo Quyết định 130/CP năm 1975, Quyết định 111-HĐBT năm 1981.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, 38/2010/QĐ-TTg.
- CAND đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
- Quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, CAND đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
(Căn cứ Nghị định 09/2015/NĐ-CP)
2/ Trả lương chậm hơn 15 ngày phải trả thêm tiền
Cụ thể như sau:
- Nếu do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục vẫn không thể trả đúng hạn thì cũng không được trả chậm quá 01 tháng.
- Trả lượng chậm hơn 15 ngày thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định thì theo ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
3/ Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt
- Nếu người lao động có thời gian làm việc thực tế từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp mất việc làm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
- Nếu sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc hay mất việc làm cho người lao động bao gồm thời gian người lao động đã làm việc cho mình và cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hay mất việc làm cho người lao động.
Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế.
(Căn cứ Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
4/ Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Theo Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH, mức tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh như sau:
Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH
Năm t
|
Trước 1995
|
1995
|
1996
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
Mức điều chỉnh
|
4,26
|
3,62
|
3,42
|
3,31
|
3,08
|
2,95
|
2,99
|
3,00
|
2,89
|
2,80
|
2,60
|
Năm t
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Mức điều chỉnh
|
2,40
|
2,23
|
2,06
|
1,68
|
1,57
|
1,44
|
1,21
|
1,11
|
1,04
|
1,00
|
1,00
|
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
Năm t
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Mức điều chỉnh
|
1,68
|
1,57
|
1,44
|
1,21
|
1,11
|
1,04
|
1,00
|
1,00
|
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 09/03/2015.
5/ Hướng dẫn mới về bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động
Từ ngày 20/03/2015, người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động trong một số trường hợp đặc thù như sau:
- NLĐ bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của NSDLĐ ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp... do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường.
- NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, do lỗi người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì NSDLĐ vẫn phải trợ cấp.
- Nếu NSDLĐ không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì ngoài việc bồi thường, trợ cấp NSDLĐ sẽ phải trả chế độ BHXH thay cơ quan BHXH.
(Căn cứ Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH)