Quy định chung về tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe

Chủ đề   RSS   
  • #608246 18/01/2024

    Quy định chung về tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe

    Khám sức khỏe là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh. Các hình thức khám sức khỏe bao gồm: khám sức khỏe định kỳ; khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên; khám sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, công việc đặc thù; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; khám sức khỏe theo yêu cầu; hình thức khám sức khỏe khác.
     
    1. Đối tượng khám sức khỏe
     
    Căn cứ Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
     
    - Đối tượng khám sức khỏe:
     
    + Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
     
    + Khám sức khỏe theo yêu cầu;
     
    + Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
     
    - Việc khám sức khỏe tại Chương này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
     
    + Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
     
    + Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
     
    + Khám để cấp giấy chứng thương;
     
    + Khám bệnh nghề nghiệp;
     
    + Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
     
    + Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.
     
    2. Nguyên tắc thực hiện khám sức khoẻ
     
    Căn cứ Điều 31 Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
     
    - Việc khám sức khỏe được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
     
    - Việc khám sức khỏe lưu động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Điều 82, 83 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.
     
    - Đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy khám sức khỏe được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy khám sức khỏe có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy khám sức khỏe phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực bản dịch.
     
    3. Sử dụng tiêu chuẩn sức khỏe để phân loại sức khỏe
     
    Căn cứ Điều 32 Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
     
    - Việc phân loại sức khỏe của người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động.
     
    - Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
     
    - Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu, nếu không khám đầy đủ các chuyên khoa theo quy định tại mẫu giấy khám sức khỏe ban hành tại Thông tư này, thì cơ sở khám sức khỏe chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.
     
    4. Chi phí khám sức khỏe
     
    Căn cứ Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
     
    - Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe, theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
     
    - Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên, người được khám sức khỏe phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
     
    - Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
     
    5. Nội dung khám sức khỏe
     
    Căn cứ Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
     
    - Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
     
    - Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
     
    - Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
     
    - Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
     
    - Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.
     
    - Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.
     
    Như vậy, quy định chung về tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Mục 1 Chương VI Thông tư 32/2023/TT-BYT bao gồm: đối tượng khám sức khỏe, nguyên tắc thực hiện khám sức khoẻ, sử dụng tiêu chuẩn sức khỏe để phân loại sức khỏe, chi phí khám sức khỏe.
     
    5394 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận