Quy định chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nghỉ ốm đau?

Chủ đề   RSS   
  • #517577 01/05/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Quy định chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nghỉ ốm đau?

    Trường hợp người lao động làm việc trên 1 năm, có 1 tháng không đóng bảo hiểm thất nghiệp, trong 1 tháng đó thì có 10 ngày nghỉ ốm có giấy ốm của bảo hiểm, còn những ngày còn lại nghỉ ốm ở nhà không có giấy của bảo hiểm. Vây trương hợp này có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc không?

     
    6515 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phungpham1973 vì bài viết hữu ích
    minhpham1995 (01/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517583   01/05/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Liên quan đến trợ cấp thôi việc chị có thể tham khảo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 và nội dung hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP. Theo đó tương ứng với thời gian không đóng BHTN và chưa được tính chi trả trợ cấp thôi việc thì người lao động sẽ được trả trợ cấp thôi việc. Cụ thể trường hợp này người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc tương ứng với 01 tháng không đóng BHTN đó, quy định chỉ đề cập đến việc không có đóng BHTN và chưa tính hưởng trợ cấp thôi việc thôi chứ không quan tâm đây là thời gian nghỉ ốm hay sao đâu chị nhé. Quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP có nêu:

    "c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.” 

    Tương ứng trường hợp này người lao động sẽ nhận được 1/4 tháng lương ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #536830   04/01/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Theo quy định tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

    Trong nội dung bạn nêu thì có 01 tháng không tham gia BHTN. Tuy nhiên, trong 01 tháng này có thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc, còn thời gian còn lại chỉ nghỉ ốm không có hưởng chế độ thì không được tính là thời gian làm việc thực tế.

    Như vậy, trong trường hợp này của chị thì thời gian để tính không đủ 01 tháng nên sẽ không được hưởng khoản tiền nào đâu nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537032   08/01/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


     

    linhtrang123456 viết:

     

    Theo quy định tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

    Trong nội dung bạn nêu thì có 01 tháng không tham gia BHTN. Tuy nhiên, trong 01 tháng này có thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc, còn thời gian còn lại chỉ nghỉ ốm không có hưởng chế độ thì không được tính là thời gian làm việc thực tế.

    Như vậy, trong trường hợp này của chị thì thời gian để tính không đủ 01 tháng nên sẽ không được hưởng khoản tiền nào đâu nhé.

     

     

    Mình thắc mắc là sao bạn nhận định là thời gian để tính không đủ 01 tháng nên không được hưởng tiền trợ cấp thôi việc vậy ạ. Vì như trường hợp chị này đưa ra thì người lao động đã làm việc hơn 01 năm và có 01 tháng nghỉ bao gồm cả nghỉ theo chế độ ốm đau và nghỉ không phép thì sao lại không đủ 01 tháng nhỉ? Cảm ơn.

     

    Cập nhật bởi lananh8998 ngày 08/01/2020 10:47:54 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #539842   29/02/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    lananh8998 viết:

     

    linhtrang123456 viết:

     

    Theo quy định tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

    Trong nội dung bạn nêu thì có 01 tháng không tham gia BHTN. Tuy nhiên, trong 01 tháng này có thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc, còn thời gian còn lại chỉ nghỉ ốm không có hưởng chế độ thì không được tính là thời gian làm việc thực tế.

    Như vậy, trong trường hợp này của chị thì thời gian để tính không đủ 01 tháng nên sẽ không được hưởng khoản tiền nào đâu nhé.

     

     

    Mình thắc mắc là sao bạn nhận định là thời gian để tính không đủ 01 tháng nên không được hưởng tiền trợ cấp thôi việc vậy ạ. Vì như trường hợp chị này đưa ra thì người lao động đã làm việc hơn 01 năm và có 01 tháng nghỉ bao gồm cả nghỉ theo chế độ ốm đau và nghỉ không phép thì sao lại không đủ 01 tháng nhỉ? Cảm ơn.

     




    Bạn đọc kỹ quy định của văn bản, theo đó công thức tính cơ bản là: 

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Thời gian làm việc thực tế - Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    Trong trường hợp này, mình đang hiểu chị này đã tham gia BHTN ngay từ khi ký kết hợp đồng lao động.
    Chị này có 01 tháng nghỉ việc nên tháng đó sẽ không đóng BHTN. Do đó đáng lẽ ra thời gian này sẽ được tính là thời gian làm việc thực tế (thời gian làm việc thực tế ghi nhận cả thời gian nghỉ ốm đau theo quy định của pháp luật). Như vậy thời gian tính trợ cấp thôi việc = 01 tháng (nghỉ hưởng ốm đau)

    Tuy nhiên vấn đề là chị đấy nghỉ 01 tháng, tuy nhiên hưởng chế độ ốm đau không tròn 01 tháng. Mà quy định tính trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng => Chị này sẽ không được trả trợ cấp thôi việc. 

     
    Báo quản trị |  
  • #536965   07/01/2020

    Khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

    Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

    Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

    Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập;

    Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

    Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

    Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

    Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

    Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

    Chết.


    Cập nhật bởi duongpham5991 ngày 07/01/2020 12:41:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #537034   08/01/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    duongpham5991 viết:

    Khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

    Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp

    Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

    Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

    Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập;

    Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

    Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

    Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

    Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

    Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

    Chết.


    Theo mình thấy nội dung thắc mắc nêu trên là về vấn đề chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi người lao động nghỉ việc chứ không có nội dung liên quan đến trợ cấp thất nghiệp, không biết bạn có chút nhầm lần gì không ạ? Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #551053   01/07/2020

    Mình thấy một bất cập rất lớn về tiền trợ cấp thôi việc. Không biết cách hiểu của mình có đúng hay không nên mong các bạn đóng góp ý kiến. 

    1. Trong trường hợp trong tháng người lao động có 14 ngày nghỉ ốm. Thì theo quy định trong tháng doanh nghiệp không cần phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và BHYT vẫn sử dụng được. Vậy trong trường hợp này có tính là thời gian không tham gia BHTN. Vậy nếu đúng là được tính là thời gian không tham gia vậy coi như vì 1 tháng này mà thành ra doanh nghiệp phải chi trả 1/4 tháng lương cho người lao động. Như thế làm doanh nghiệp rất ái ngại về việc báo giảm  nghỉ ốm. 

    Cũng tương tự với việc nghỉ không lương cũng thế. Người lao động bị tai nạn giao thông phải điều trị thời gian dài ít nhất 03 tháng. Trong khi đó chế độ ốm thường chỉ 30 - 45 ngày, cho là 30 ngày/năm thì khi hết 30 ngày người lao động không còn được hưởng chế độ ốm đau. Thế là đối với 02 tháng sau người lao động không có công, theo quy định cty phải báo nghỉ không lương. Vậy thành ra vì 2 tháng này cty cũng phải trả cho người lao động 1/4 tháng lương?

    Việc nói vấn đề này không phải đứng trên lập trường doanh nghiệp hay người lao động gì cả, mà là quy định tạo thế khó cho DN. Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho người lao động nghỉ không lương nhưng vô hình chung việc tạo điều kiện đó lại tạo nên phát sinh về trợ cấp thôi việc, thành thử DN lại không muốn để người lao động ở chế độ nghỉ không lương mà ép người lao động phải đi làm hoặc nghỉ việc thì sao? Mà đóng thì cũng ko được vì người lao động mấy tháng đó có tiền phát sinh đâu mà đóng bảo hiểm?

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhyeuem_90 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/07/2020) ctcpthuysanbt (16/07/2020)
  • #559344   30/09/2020

    Theo các bạn bình luận ở trên, thì mình hiểu là nếu người lao động nghỉ ốm đau 14 đến 20 ngày trong 1 tháng, sẽ cắt Bảo hiểm theo dạng ốm đau là không được hưởng trợ cấp thôi việc sau này, muốn được hưởng chính xác là người lao động phải nghỉ ốm đau (theo qui định pháp luật) 26-27 ngày/tháng thì mới được hưởng Trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc đúng pháp luật  và tham gia bảo hiểm trên 12 tháng đúng k ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanqt1992 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2020)