Quy định 114-QĐ/TW năm 2023: Nhận diện hành vi chạy chức, chạy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #604724 14/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy định 114-QĐ/TW năm 2023: Nhận diện hành vi chạy chức, chạy quyền

    Tuyển dụng cán bộ, công chức là công tác cần phải đảm bảo một cách khách quan, công khai và kỹ lưỡng để có thể tìm được nhân tài phục vụ trong các cơ quan Nhà nước. 
     
    Tuy nhiên, từ lâu việc tuyển dụng công chức dễ bị nhũng nhiễu dẫn đến tình trạng dùng người nhà, người thân, họ hàng và cả tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
     
    quy-dinh-114-qd-tw-nhan-dien-hanh-vi-chay-chuc-chay-quyen
     
    1. Nhận diện 06 hành vi chạy chức, chạy quyền 
     
    Theo Điều 4 Quy định 114-QĐ-TW năm 2023 quy định các hành vi được xem là chạy chức, chạy quyền để làm việc trong cơ quan nhà nước bao gồm:
     
    - Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
     
    - Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.
     
    - Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.
     
    - Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
     
    - Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu, đề cử, chỉ định bản thân.
     
    - Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
     
    Các hành vi trên được xem là hành vi chạy chức, chạy quyền và hành vi tiếp tay cho việc chạy chức, chạy quyền bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
     
    2. 05 mức độ xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
     
    Căn cứ Điều 14 Quy định 114-QĐ-TW năm 2023 quy định các hình thức xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được thực hiện như sau:
     
    - Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
     
    + Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
     
    + Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
     
    + Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
     
    + Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
     
    - Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
     
    3. Không bố trí người có quan hệ gia đình đứng đầu các cơ quan ở 13 ngành
     
    Cụ thể tại khoản 5 Điều 6 Quy định 114-QĐ-TW năm 2023 quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo khi thực hiện công tác cán bộ là không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan gồm:
     
    - Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
     
    - Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
     
    - Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: 
     
    + Nội vụ.
     
    + Thanh tra.
     
    + Tài chính.
     
    + Ngân hàng.
     
    + Thuế.
     
    + Hải quan.
     
    + Công thương.
     
    + Kế hoạch đầu tư.
     
    + Tài nguyên môi trường.
     
    + Quân đội.
     
    + Công an.
     
    + Toà án.
     
    + Viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
     
    Trong trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên trực tiếp trước khi bố trí. 
     
    Đối với chức danh thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.
     
    Chức danh thuộc diện Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền.
     
    2439 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (06/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận