Quy chuẩn về những thuật ngữ liên quan tới kiến thức và nguyên tắc áp dụng

Chủ đề   RSS   
  • #608294 20/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy chuẩn về những thuật ngữ liên quan tới kiến thức và nguyên tắc áp dụng

    Trong quản lý biên soạn các quy chuẩn, tiêu chuẩn có sử dụng đến các thuật ngữ tiếng Anh, phải được áp dụng đúng quy trình và nguyên tắc áp dụng. Vậy quy chuẩn về thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến kiến thức và sở hữu trí tuệ được quy định ra sao?
     
     
    1. Những thuật ngữ liên quan đến kiến thức trong công tác biên soạn
     
    Thuật ngữ kiến thức (knowledge) trong biên soạn
     
    Căn cứ 3.4.1 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ kiến thức (knowledge) được quy định sau:
     
    - Kết quả của việc đồng hóa thông tin thông qua học tập
     
    + CHÚ THÍCH 1: Kiến thức có thể được thu thập thông qua nghiên cứu, kinh nghiệm hoặc giáo dục đào tạo.
     
    + CHÚ THÍCH 2: Kiến thức bao gồm thông tin, sự kiện, nguyên tắc, lý thuyết và thực hành có liên quan đến lĩnh vực công việc hoặc nghiên cứu.
     
    + CHÚ THÍCH 3: Kiến thức có thể là kiến thức cá nhân hoặc tập thể. Kiến thức tập thể được thu thập từ tất cả người cộng tác và khai phóng kiến thức còn tiềm ẩn của họ.
     
    Thuật ngữ năng lực (competence) trong biên soạn
     
    Theo 3.4.2 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ năng lực (competence) như sau:
     
    Khả năng áp dụng kiến thức (3.4.1) và kỹ năng để đạt được kết quả dự kiến.
     
    CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này là một trong những thuật ngữ chung của các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO.
     
    Thuật ngữ kiến thức chuyên sâu (insight) trong biên soạn
     
    Theo 3.4.3 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ kiến thức chuyên sâu (insight) như sau:
     
    - Kiến thức (3.4.1) chuyên sâu và độc đáo về một thực thể (3.2.5)
     
    + CHÚ THÍCH 1: Trong bối cảnh của các hoạt động đổi mới (3.1.4), những kiến thức chuyên sâu có thể giúp bộc lộ các cơ hội để hiện thực hóa giá trị (3.7.6).
     
    + CHÚ THÍCH 2: Nhận ra được những kiến thức chuyên sâu thường là một phần của quá trình đổi mới (3.1.5.1).
     
    2. Những thuật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong công tác biên soạn
     
    Thuật ngữ tài sản trí tuệ (intellectual asset) trong biên soạn
     
    Căn cứ 3.5.1 tiểu mục 3.4 Mục 3 TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) quy định thuật ngữ tài sản trí tuệ (intellectual asset) như sau:
     
    Nguồn lực sáng tạo vô hình hoặc kiến thức (3.4.1) có giá trị (3.7.6)
     
    Thuật ngữ sở hữu trí tuệ (intellectual property) trong biên soạn
     
    Sở hữu trí tuệ (intellectual property) kết quả của hoạt động trí tuệ đủ điều kiện được pháp luật bảo hộ:
     
    CHÚ THÍCH 1: Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm sáng chế (3.1.6), khám phá khoa học, tác phẩm văn học, khoa học hoặc nghệ thuật, biểu trưng, thiết kế, tên gọi và hình ảnh được sử dụng trong thương mại, kiểu dáng công nghiệp, biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng và các công trình công nghiệp có tính sáng tạo khác.
     
    CHÚ THÍCH 2: “Pháp luật bảo hộ” đề cập đến các lĩnh vực được quy định trong luật là quyền sở hữu trí tuệ (3.5.3).
     
    CHÚ THÍCH 3: Xem Phụ lục B.3 để so sánh giữa các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ của ISO và Công ước TRIPS/WIPO.
     
    Thuật ngữ quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) trong biên soạn
     
    Quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights) quy định quyền hợp pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2)
     
    CHÚ THÍCH 1: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền về kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí (họa đồ) của mạch tích hợp và bảo vệ thông tin không được tiết lộ.
     
    CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục B.3 để so sánh giữa các định nghĩa liên quan đến sở hữu trí tuệ của ISO và Công ước TRIPS/WIPO.
     
    Thuật ngữ quản lý sở hữu trí tuệ (intellectual property management) trong biên soạn
     
    Loại quản lý (3.1.2) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2)
     
    Thuật ngữ chiến lược sở hữu trí tuệ (intellectual property strategy)
     
    Loại chiến lược (3.3.4) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2)
     
    Thuật ngữ chính sách sở hữu trí tuệ (intellectual property policy)
     
    Chính sách (3.3.2) liên quan đến sở hữu trí tuệ (3.5.2)
     
    287 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận