Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #603926 11/07/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp

    Ngày 22/6/2023. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

    Theo đó, tại Quyết định 222/QĐ-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ những quy định chung khi tiếp công dân như sau:

    Quy định chung về tiếp công dân

    (1) việc tiếp công dân của Viện kiểm sát các cấp phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.

    (2) Nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát bao gồm địa điểm tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát và nơi làm việc khác do Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.

    (3) Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm:

    - Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.

    - Phân công người tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

    (4) Người tiếp công dân không được hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung, kết quả giải quyết chưa được kết luận chính thức bằng văn bản.

    (5) Người tiếp công dân phải mặc trang phục Ngành đúng quy định; việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan phải cấp giấy biên nhận.

    (6) Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân và quy định của Ngành.

    Xem bài viết liên quan:VKSND tối cao giải đáp một số vướng mắc về hành vi hiếp dâm, giao cấu, mua dâm theo BLHS 2015

    Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân

    Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.

    Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân, gồm: 

    - Số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ của người được tiếp, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); 

    - Yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; 

    - Việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.

    Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc diem chì; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bố sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.

    Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

    Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Tiếp công dân và Điều 9 Quy chế này.

    Sửa đổi, bổ sung nội dung về trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn

    Ngoài ra, tại Quyết định 222/QĐ-VKSTC sửa đổi, bổ sung nội dung về trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn. Việc sửa đổi, bổ sung này quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị trong việc phân loại, xử lý đơn và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

    Đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.

    Đơn liên quan đến kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thì Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn chuyển đến đơn vị được giao nhiệm vụ kiểquyết hoặc kiểm sát việc giải quyết theo thẩm quyền.

    Đơn liên quan đến việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thì đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn chuyển đến đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự để xử lý, quản lý, giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết theo thẩm quyền.

    Cũng theo Quy chế, đối với đơn được gửi đến Cơ quan điều tra VKSND dân tối cao do Cơ quan điều tra trực tiếp tiếp nhận và xử lý như sau:

    Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì Cơ quan điều tra xử lý hoặc thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị nghiệp vụ khác của VKSND tối cao thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao chuyển đơn đến Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để phân loại, xử lý theo quy định tại khoản 1 điều này;

    Đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND tối cao thì trực tiếp phân loại, xử lý theo quy định pháp luật;

    Định kỳ thông báo đến Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp về tình hình tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của đơn vị mình để tổng hợp, báo cáo chung.

    Xem chi tiết tại Quyết định 222/QĐ-VKSTC có hiệu lực từ ngày 22/6/2023  và thay thế Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12.

     
    875 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (15/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận