Quốc hội cho phép nghe lén

Chủ đề   RSS   
  • #408038 28/11/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Quốc hội cho phép nghe lén

    Sáng ngày 27/11, trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông quaBộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, đặc biệt trong BLTTHS là quy định cho phép cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tố tụng hình sự đặc biệt nhằm phục vụ mục đích điều tra.

    Luật quy định thế nào?

     
    Theo quy định tại điều 218, 219 của Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi thì đối tượng áp dụng bao gồm các trường hợp cá biệt sau: phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng, khủng bố, rửa tiền; tội phạm có tổ chức thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng;  được đề nghị áp dụng bởi người tổ giác tội phạm, người bị hại và áp dụng cho chính họ.
     
    Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép
     
    Các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm áp dụng biện pháp bao gồm: 
     
    Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án đang được thụ lý, điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.
     
    Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng; tên biện pháp được áp dụng; thời hạn, địa điểm; cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 129 của Bộ luật TTHS
     
    Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện tưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn căn cứ để tiếp tục để áp dụng.
     
    Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.
    Thời hạn áp dụng: 
     
    Được quy định tại Điều 221: Thời hạn áp dụng biện pháp tố tụng đặc biệt không quá hai tháng kể từ ngày Viện kiểm sát phê chuẩn. Nếu vụ việc phức tạp thì có quyền gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra, tuy tố theo luật định.
     
     Ngoài ra chậm nhất là 10 ngày kể từ khi hết hạn áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
     
    Mục đích của thông tin, tài liệu thu thập:  
     
    Tại khoản 1, Điều 222 yêu cầu thông tin, tài liệu thu thập được bằng phương pháp tố tụng đặc biệt phải gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn và có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án. 
     
    Thông tin, tài liệu đó cũng chỉ được dùng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, không được dùng vào mục đích khác; các thông tin không liên quan đến vụ án phải bị tiêu hủy kịp thời.  
     
    Đặc biệt không được sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được làm ảnh hưởng đến bí mật đời tư, bí mật gia đình và an toàn cá nhân của người có liên quan hoặc có thể làm phát sinh hậu quả nghiêm trọng khác     
     
    Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:    
     
    Viện kiểm sát đã phê chuẩn phải có trách nhiệm kịp thời hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau: Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền.  
     
    Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.  
     
    Không còn căn cứ để tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
     
    Nhìn chung, tuy việc áp dụng biện pháp tố tụng đặc biệt đã được quy định tuy nhiên vẫn còn chưa nhiều vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan, đòi hỏi các nhà làm luật phải có sự dự liệu định ra phương pháp giải quyết cho mọi trường hợp.
     
    3869 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #408041   28/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    CHO PHÉP NGHE LÉN LIỆU CÓ BẤT CẬP?

     
    Trong phiên họp thuộc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông quaBộ luật tố tụng hình sự sửa đổi 2015, đặc biệt trong đó là quy định cho phép nghe lén (sử dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt) trong các trường hợp cần thiết như chống tham nhũng, khủng bố,… Tuy nhiên quy định trên đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều.
     
    Có vi hiến?

    Hiến pháp là đạo luật gốc có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp không được trái với quy định của Hiến pháp, nếu không sẽ bị xem là vi hiến.

    Trong Hiến pháp 2013 tại Chương II có quy định về quyền được bảo vệ thông tin đời sống cá nhân, chẳng hạn khoản 1 điều 21 khẳng định công dân có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Khoản 2 cho phép công dân có được quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác, cũng như không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

    Cụ thể tại chương XVI Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi quy định từ điều 218 đến 223 về vấn đề sử dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Theo đó trong những trường hợp điều tra các vụ việc có tính chất quan trọng, nguy hiểm như khủng bố, tham nhũng, hay các vấn đề quan trọng quốc gia thì cơ quan điều tra được sử dụng biện phép tố tụng đặc biệt hay nghe lén. Như vậy thì Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi đã vi hiến hay không? Và nếu vi hiến thì ai sẽ xử lý vì chính Quốc hội đã thông qua đạo luật này, trong khi đó Việt Nam chưa hoàn thiện cơ chế bảo hiến.

    Bất cập lắm những điều luật

    bo luat to tung hinh su cho phep nghe len

    Trong trường hợp không xét tới quy định có vi hiến hay không vi hiến, nhưng trong nội dung các điều luật của chương XVI cũng đã bộc lộ rõ những khiếm khuyết trước mắt.

    Khoản 2 điều 222 quy định về việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được: thông tin, tài liệu thu thập thông qua biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, không được dùng vào mục đích khác; các tài liệu không liên quan sẽ phải bị tiêu hủy kịp thời.

    Từ quy định trên đặt ra 2 nghi vấn như sau:

    Thứ nhất: Nếu trong quá trình sử dụng biện pháp, cơ quan điều tra phát hiện ra thêm các lỗi khác của chủ thể vi phạm thì có được quyền sử dụng tài liệu đó để chứng minh tội mới của vi phạm không?

    Thứ hai: Nếu cho phép sử dụng tài liệu thu thập được để chứng minh tội mới vi phạm của chủ thể thì chỉ được sử dụng trong các vụ án hình sự, còn các vụ án dân sự, hành chính… thì có được quyền sử dụng  không?

    Thứ 3: Nếu trong quá trình sử dụng tài liệu thu thập được để chứng minh chủ thể vi phạm pháp luật mà làm ảnh hưởng đến thông tin cá nhân, riêng tư của các chủ thể khác vô tình liên quan nhưng không vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra có phải chịu trách nhiệm trước chủ thể vô tình bị dính tới? Và cơ chế xử lý thế nào thì vẫn là câu hỏi chờ hồi đáp từ cơ quan điều tra.

    Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi được thông qua bên cạnh vài khiếm khuyết đã phân tích bên trên thì vẫn không thể phủ nhận vai trò tích cực của Bộ luật đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà chủ nghĩa khủng bố, tội phạm công nghệ cao đang phát triển nhanh và ngày càng mạnh, đòi hỏi phía cơ quan nhà nước phải có những biện pháp thích hợp để đối ứng kịp thời.

     
    Báo quản trị |