Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách là gì? Quy định về các cấp độ phòng thủ dân sự hiện nay?

Chủ đề   RSS   
  • #616921 28/09/2024

    Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách là gì? Quy định về các cấp độ phòng thủ dân sự hiện nay?

    Ý nghĩa của câu thành ngữ “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là gì và quy định hiện nay về các cấp độ phòng thủ dân sự được xác định như thế nào?

    1. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách là gì?

    Câu thành ngữ "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" mang ý nghĩa sâu sắc về trách nhiệm của mỗi công dân đối với vận mệnh đất nước. Về nghĩa đen, "hưng" có nghĩa là thịnh vượng, "vong" có nghĩa là suy tàn. Cụm từ này ám chỉ sự thăng trầm của đất nước có lúc phát triển, có lúc suy yếu. “Thất phu” chỉ những người dân bình thường, không có địa vị cao trong xã hội, thường ám chỉ nam giới nhưng cũng có thể hiểu là mọi người dân. "Hữu" nghĩa là có, "trách" nghĩa là trách nhiệm. Theo đó, "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" có thể hiểu là nước nhà hưng thịnh hay suy vong, dân thường cũng phải có trách nhiệm.

    Câu thành ngữ "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" mang ý nghĩa sâu sắc về trách nhiệm của mỗi công dân đối với vận mệnh đất nước. Khẳng định rằng sự thịnh suy của quốc gia không chỉ là trách nhiệm của những người đứng đầu hay có quyền lực, mà ngay cả những người dân bình thường nhất cũng phải gánh vác vai trò trong việc bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Khi đất nước hưng thịnh, mỗi người cần phải duy trì và phát triển sự phồn vinh ấy. Ngược lại, khi đất nước suy yếu, mọi người càng phải đoàn kết, chung tay giúp đỡ để vượt qua khó khăn. Câu thành ngữ không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ mà còn khuyến khích tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân và sự đồng lòng của toàn thể dân tộc.

    Trong cuộc sống hiện đại, thông điệp này vẫn giữ nguyên giá trị, nhắc nhở rằng dù ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội, mỗi cá nhân đều có vai trò trong sự phát triển bền vững của quốc gia, từ những việc nhỏ như tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, đến đóng góp cho cộng đồng.

    Ngày nay, trong thời kỳ hòa bình và phát triển, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc còn bao gồm các nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân và nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ của phòng thủ dân sự. Vậy hiện nay, các cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?

    Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách - Các cấp độ phòng thủ dân sự hiện nay

    (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

    2. Phòng thủ dân sự là gì? Cấp độ phòng thủ dân sự là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023, phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

    Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023, cấp độ phòng thủ dân sự là sự phân định mức độ áp dụng các biện pháp của các cấp chính quyền trong phạm vi quản lý để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, làm cơ sở xác định trách nhiệm, biện pháp, nguồn lực của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng thủ dân sự.

    3. Hiện nay có những cấp độ phòng thủ dân sự nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023, các cấp độ phòng thủ dân sự hiện nay bao gồm:

    (i) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã.

    (ii) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện.

    (iii) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

    Tóm lại, câu thành ngữ "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" nhắc nhở rằng mỗi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước, bất kể hưng thịnh hay suy vong. Trong bối cảnh hiện đại, trách nhiệm này không chỉ gói gọn trong việc bảo vệ lãnh thổ mà còn mở rộng đến các nhiệm vụ phòng thủ dân sự như phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, dịch bệnh và bảo vệ nền kinh tế quốc dân. Luật Phòng thủ dân sự 2023 đã quy định rõ các cấp độ phòng thủ dân sự, từ cấp độ huyện đến cấp độ quốc gia, nhằm đảm bảo sự ứng phó kịp thời và hiệu quả khi đất nước đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn, góp phần duy trì an ninh và ổn định quốc gia.

     
    54 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diemntk205011@st.uel.edu.vn vì bài viết hữu ích
    PhaplyDoanhnghiep (28/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận