Khi nhắc tới câu thành ngữ “Quất ngựa truy phong” chắc hẳn ai cũng nghĩ tới là đánh con ngựa để chạy thật nhanh, có thể đuổi theo gió (truy phong = đuổi gió). Nhưng có thật là sử dụng như vậy không và nguồn gốc của từ “truy phong” là từ đâu, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Quất ngựa truy phong là gì?
Trong tiếng Hán Quất ngựa truy phong là “Truy phong nhiếp ảnh”. Thành ngữ bắt nguồn từ tên của hai con ngựa giỏi của Tần Thuỷ Hoàng. Thành ngữ này được “Hán Đại thành ngữ đại từ điển (Thượng hải,1997) giảng như sau: “Theo sách Cổ Kim chú của Thôi Báo đời nhà Tần thì Tần Thuỷ Hoàng có hai con tuấn mã là Truy Phong và Nhiếp Cảnh. Về sau người ta dùng mấy tiếng “truy phong nhiếp cảnh” để miêu tả (động tác) ngựa chạy mau lẹ.
Ngoài ra, thành ngữ “Quất ngựa truy phong” còn mang một ý nghĩa ẩn dụ khác đó là phản ánh hiện thực của xã hội về hành vi của một người đã gây ra một việc gì đó sai trái rồi bỏ chạy mất hút, không chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm.
Ví dụ như trường hợp nhiều cặp đôi yêu nhau thường muốn trao cho nhau tất cả ví như một câu hát trong bài “Hãy trao cho anh - Sơn Tùng MTP”:
”Hãy trao anh trao cho anh đi những yêu thương nồng cháy
Trao anh ái ân nguyên vẹn đong đầy”
Để rồi, khi trao nhau hết tất cả đến khi người con gái có bầu thì bạn trai lại “Quất ngựa truy phong” chối bỏ trách nhiệm không chịu nhận con của mình. Đây là một hành vi đáng lên án của xã hội hiện nay.
2. Làm bạn gái có bầu rồi chối bỏ trách nhiệm có bị xử lý hình sự?
Hiện nay, quan hệ tình cảm yêu đương giữa nam và nữ là sự tự nguyện của hai bên và pháp luật không điều chỉnh. Làm bạn gái có bầu rồi chối bỏ trách nhiệm chỉ vi phạm về mặt đạo đức, chuẩn mực xã hội; còn dưới góc độ pháp luật, đây không được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, không thể xử phạt hành chính cũng như không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.
Tuy nhiên, hành vi làm bạn gái có bầu rồi chối bỏ trách nhiệm có thể bị xử lý trong 05 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Phạm tội hiếp dâm người dưới 16
Người nào thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi, làm nạn nhân có bầu thì có thể chịu mức án từ 07 đến 20 năm tù. (Theo Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015).
Trường hợp 2: Phạm tội hiếp dâm
Người nào thực hiện hành vi phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, làm nạn nhân có bầu thì có thể bị phạt tù từ 05 đến 15 năm. (Theo Điểm g Khoản 2 và Khoản 4 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015)
Trường hợp 3: Phạm tội cưỡng dâm
Người nào thực hiện hành vi cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, làm nạn nhân có bầu thì có thể chịu mức án từ thì bị phạt tù từ 02 đến 10 năm tù. (Theo Điểm đ Khoản 2 và Khoản 4 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015)
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp 4: Phạm tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, làm nạn nhân có bầu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015, thì có thể chịu mức án từ 01 năm đến 10 năm tù. (Theo Khoản 1 và Điểm đ Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015)
Như vậy, tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Trường hợp 5: Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Thời điểm giao cấu dẫn đến kết quả có bầu của người nữ, cả hai người đã đủ tuổi theo quy định của luật là đã trên 16 tuổi. Trong trường hợp này, người nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo đó, tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ như sau:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Như vậy, sau khi bạn gái sinh con, nếu xác định chính xác quan hệ cha - con, thì dù không đăng ký kết hôn, người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
Đồng thời, nếu đã có quyết định của Tòa án mà người cha cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể sẽ bị phạt hành chính từ 03 triệu đồng - 05 triệu đồng (theo điểm a, khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Nghiêm trọng hơn, việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con bị lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017).
Như vậy, pháp luật không điều chỉnh hành vi làm bạn gái có bầu rồi chối bỏ trách nhiệm phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu hành vi này dẫn đến hậu quả khác thuộc các trường hợp được pháp luật điều chỉnh thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.