Quản lý vốn, tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước?

Chủ đề   RSS   
  • #592085 30/09/2022

    Quản lý vốn, tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước?

    Xin chào Luật sư. 

    Có vấn đề liên quan đến quản lý vốn và tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước nhờ Luật sư giải đáp:
    Công ty chúng tôi là DN 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ QLBVR, trồng rừng, cung ứng dịch vụ Lâm nghiệp...
     
    Chúng tôi có một số diện tích rừng trồng kinh tế ( rừng trồng keo) trên đất thuê trả tiền hàng năm của Công ty được hình thành từ việc góp vốn với các hộ dân địa phương nơi có rừng (Hộ dân 60% vốn góp, Công ty 40% vốn góp). Đến kì thu hoạch thì tài sản là rừng trồng nói trên có phải buộc phải đấu giá theo quy định ở mục m khoản 1 điều 4 của luật đấu giá 2016 không?
     
    Xin trân trọng cám ơn!
     
    123 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangnguyenpham182 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594759   30/11/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Quản lý vốn, tài sản nhà nước ở DN 100% vốn nhà nước?

    Về câu hỏi của anh, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau

    Thứ nhất, xác định chủ rừng trong trường hợp này. Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định

    “Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, trong trường hợp này, Công ty là chủ rừng, do đó sẽ có các quyền được quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017, bao gồm

    “1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

    2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

    …”

     

    Có thể nhận thấy, chủ rừng được hưởng lợi từ hai mặt là công nhận uyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng và sản phẩm rừng (lâm sản) Trong đó, liên quan đến tài sản đầu giá tạị điểm m khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản quy định tài sản đấu giá là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    Khái niệm quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

    “…

    10. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.

    11. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.

    …”

     

    Căn cứ quy định trên, có thể xác định đối tượng đấu giá tài sản là quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng trồng, không phải sản phẩm từ rừng. Tức chỉ thực hiện đấu giá khi chuyển nhượng quyền. Ngoài ra không có quy định nào đề cập đến việc bắt buộc chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng trồng khi đến kỳ thu hoạch.

    Do vậy, rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng có quyền tự quyết đối với sản phẩm rừng trồng của mình, bao gồm quyền khai thác gỗ, hưởng lợi từ khai thác lâm sản. Và chỉ thực hiện đấu giá khi chuyển nhượng quyền sử dụng, sở hữu rừng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dtlanh99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)