Qua 4 ngay,dấu vân tay có còn trên vật thể k?

Chủ đề   RSS   
  • #521319 21/06/2019

    Lehieuc4

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Qua 4 ngay,dấu vân tay có còn trên vật thể k?

    4 ngày trước,tôi bị kẻ trộm lấy 4tr đồng trong con heo tiết kiệm.vậy hỏi luật sư,giờ dau vân tay kẻ trộm còn tren vat thek?tôi muốn giám định vân tay thì làm cách nào?
     
    2955 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lehieuc4 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521349   22/06/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trước hết, khi bị mất tài sản bạn có quyền trình báo đến cơ quan công an để làm rõ vụ việc. Khi phía cơ quan điều tra tiến hành điều tra thì có thể yêu cầu giám định tư pháp bao gồm giám định vân tay,chữ ký,…để có căn cứ chứng cứ giải quyết vụ án. Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có quy định như sau:

    “1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

    2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

    3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

    4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

    Đồng thời, Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp:

    “1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

    Vì hiện tại bạn đã trình báo lên cơ quan điều tra nên bạn có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định hoặc bạn có thể tự mình yêu cầu giám định. Tổ chức được yêu cầu giám định sẽ thông báo cho yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.

    Ngoài ra bạn có thể tự đi giám định vân tay tại các cơ sở thực hiện giám định. Khi này sẽ phụ thuộc vào dịch vụ của từng cơ sở giám định để xác định thời gian thực hiện và chi phí giám định. Bạn sử dụng chứng cứ này để cung cấp cho phía cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án. Việc lấy dấu vân tay trên đồ vật trong trường hợp này thì không phải phương án khả thi bởi dấu vân tay đã bị thay đổi (như bạn nói đã dùng nhiều ngày) và có thể dấu vân tay của người tình nghi cũng ko còn nữa và nếu còn thì cũng rất khó xác nhận bởi có rất nhiều dấu vân tay khác. Vậy nên bạn cần bảo quản tài sản cẩn thận, tránh xảy ra trường hợp nhiều người chạm vào.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;