Trước khi Luật Thú y 2015 được thông qua, một chiến dịch với tên gọi “Về đi Vàng ơi” nhằm kiến nghị Quốc hội có quy định về phúc lợi động vật. Và tại điều 21 của Luật đã có nhắc tới:
Điều 21. Đối xử với động vật
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng động vật có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật;
b) Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật này
Gần đây, những hình ảnh chú chó bị dán băng keo ở miệng đến hoại tử khiến nhiều người không khỏi đau xót. Và sẽ còn rất nhiều trường hợp như vậy. Đến khi nào thì quy định phúc lợi động vật sẽ được áp dụng rộng rãi?
Phúc lợi động vật hay quyền lợi động vật (Animal welfare) theo nghĩa chung nhất là một thuật ngữ đảm bảo trạng thái tốt (well-being) về thể chất và tinh thần của con vật, đó còn là việc đối xử tốt với động vật để con vật có trạng thái tốt, tránh những đau đớn không đáng có cho dù con vật đó là vật nuôi làm thực phẩm, công cụ sản xuất, thú cưng, hay động vật hoang dã bị nuôi nhốt hay kể cả việc giết mổ.
Thuật ngữ phúc lợi động vật cũng có nghĩa là mối quan tâm của con người đối với quyền động vật hoặc về đạo đức đối xử với động vật và các quyền động vật. Chúng được đo bằng thái độ đối với việc sử dụng động vật. Có năm tiêu chí đảm bảo phúc lợi động vật:
Không bị đói khát
Không bị khó chịu cả về thể chất và tinh thần
Không bị đau đớn, thương tật, bệnh tật
Không bị sợ hãi và lo lắng
Tự do thể hiện các hành vi bản năng
|
Cập nhật bởi honhu ngày 24/07/2015 09:26:21 SA