Phúc khảo bài thi của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606349 24/10/2023

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Phúc khảo bài thi của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia được quy định như thế nào?

    Ngày 10/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong đó quy định về việc phúc khảo bài thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia như sau:

    1. Hồ sơ đề nghị phúc khảo

    Thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và phải nộp đơn đề nghị phúc khảo theo quy định.

    Theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT, hồ sơ đề nghị phúc khảo bao gồm:

    - Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh (lưu tại đơn vị dự thi);

    - Công văn đề nghị phúc khảo bài thi của Thủ trưởng đơn vị dự thi có kèm danh sách của các thí sinh đề nghị phúc khảo.

    Địa điểm và thời hạn nhận hồ sơ đề nghị phúc khảo: Công văn đề nghị phúc khảo bài thi gửi về Cục Quản lý chất lượng trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi. Quá thời hạn trên, Công văn đề nghị phúc khảo không được chấp nhận.

    2. Quy định về phúc khảo bài thi

    Thành lập Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được thực hiện như sau: (khoản 4 Điều 31 Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT)

    - Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo; Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi đề nghị phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó; Thành phần của Hội đồng phúc khảo tương tự như Hội đồng chấm thi được quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia;

    - Giám khảo của Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.

    Quy định về rút bài, làm phách mới:

    - Khu vực rút bài thi của các thí sinh đề nghị phúc khảo được bảo vệ của công an;

    - Trong quá trình làm phách mới, phải che khuất phách cũ, đánh phách mới bảo đảm chính xác theo đúng quy định trên tờ giấy thi, không để xảy ra tình trạng bị nhầm phách, nhầm bài, rách phách;

    - Bài thi sau khi được làm phách mới phải được niêm phong trong các túi, ngoài bì ghi rõ số bài, số tờ trước khi bàn giao cho Hội đồng phúc khảo, có sự giám sát của công an;

    - Riêng đối với môn Tin học, sau khi kiểm đếm bài làm thí sinh đã in ra giấy, đĩa CD thì sắp xếp theo mã của đơn vị và bàn giao cho Hội đồng phúc khảo thực hiện chấm thi tự động trên máy vi tính.

    Quy định về chấm phúc khảo bài thi được thực hiện theo khoản 6 Điều 31 Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT:

    - Tổ Chấm phúc khảo sử dụng Hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm do Hội đồng chấm thi cung cấp;

    - Việc chấm phúc khảo bài thi được thực hiện theo hình thức chấm chung;

    - Trước khi phúc khảo phải kiểm tra kỹ từng bài thi, bảo đảm đủ số phách, số tờ;

    - Bài thi chỉ được xem xét thay đổi điểm khi kết quả chấm phúc khảo và kết quả chấm thi có sự chênh lệch từ 5% trở lên so với mức tối đa của thang điểm chấm thi. Tất cả các trường hợp được thay đổi điểm khi phúc khảo đều phải có sự thống nhất của Tổ Chấm phúc khảo và đại diện của Tổ chấm thi:

    - Các Tổ Chấm phúc khảo tổng hợp kết quả phúc khảo, trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo thi;

    - Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ phúc khảo.

    Như vậy, thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia nhưng phải nộp đơn đề nghị phúc khảo theo quy định. Theo đó, hồ sơ bao gồm Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh và Công văn đề nghị phúc khảo bài thi của Thủ trưởng đơn vị dự thi có kèm danh sách của các thí sinh đề nghị phúc khảo.

     
    466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận