Phòng cháy chữa cháy tại Doanh Nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #519987 03/06/2019

    npthanh91

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Phòng cháy chữa cháy tại Doanh Nghiệp

    Kính gửi luật sư,

    Tôi có 1 doanh nghiệp kinh doanh về may mặc. Hiện nay công ty tôi đang thuê 1 căn nhà 6 tầng làm văn phòng và vừa làm kho chứa hàng hóa, vải vóc. Cụ thể 1 tầng làm văn phòng nhân viên ngồi (8 nhân viên), 1 tầng họp, 3 tầng chứa vải, quần áo và 1 tầng để không. Diện tích của tòa nhà là 60m2/ tầng.

    Tôi muốn hỏi luật sư là hiện nay bên tôi cần phải làm những thủ tục gì để đảm bảo tuân thủ pháp luật về PCCC?

    Tôi xin chân thành cảm ơn, rất mong được luật sư hỗ trợ

    Trân trọng,

    NPT 

     
    2024 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn npthanh91 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520211   08/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập khác được quy định tại Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP). Tại Khoản 1 phụ lục I Nghị định này quy định trụ sở làm việc của đơn vị, kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy.Vì vậy, công ty phải tuân thủ các quy định về PCCC. Cụ thể như sau:

    Thứ nhất, Xây dựng nội quy và sơ đồ về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001

    “Điều 20. Phòng cháy đối với cơ sở

    1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:

    a) Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;

    b) Có các biện pháp về phòng cháy;

    c) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;

    d) Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;

    đ) Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan;

    e) Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

    g) Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    2. Đối với cơ sở khác thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

    3. Những đối tượng quy định tại các điều từ Điều 21 đến Điều 28 của Luật này ngoài việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các biện pháp đặc thù về phòng cháy và chữa cháy cho từng đối tượng đó.”

    Thứ hai, Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013.

    Thứ ba, Thành lập và điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở theo quy định tại Khoản 25, Khoản 26 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013.

    Thứ tư, Kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 18 Thông tư 66/2014/TT-BCA.

    Thứ năm, Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 18 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

    Thứ sáu, Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại  Khoản 26, Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013.

    Thứ bảy, Báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 7 Thông tư 52/2014/TT-BCA.

    Thứ tám, Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA.

     

     
    Báo quản trị |