Phí bảo trì đường dành cho xe tải mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #602306 04/05/2023

    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Phí bảo trì đường dành cho xe tải mới nhất

    Để bảo trì, nâng cấp đường bộ và lưu thông các phương tiện dễ dàng hơn, các phương tiện sẽ phải nộp phí bảo trì đường bộ. Vậy mức phí bảo trì đường bộ mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?

    1. Phí bảo trì đường bộ

    Phí bảo trì đường bộ được biết là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ thì xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo.

    Lưu ý, cần phân biệt giữa phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường để tránh nhầm lẫn. Phí cầu đường được hiểu là một loại chi phí được thể hiện dưới dạng cước vé đường bộ mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường. Phí cầu đường được hiểu là phí mà Nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế, phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hai loại phí hoàn toàn khác nhau.

    2. Phí bảo trì đường bộ đối với xe cơ giới

    Theo Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định phí bảo trì đường bộ như sau:

    Loại phương tiện chịu phí

    Mức phí thu (nghìn đồng)

    1 tháng

    6 tháng

    12 tháng

    18 tháng

    24 tháng

    30 tháng

    Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký xe theo tên cá nhân (xe 7 chỗ, xe 5 chỗ, xe 4 chỗ)

    130

    780

    1.560

    2.280

    3.000

    3.660

    – Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân)

    – Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg

    – Các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt)

    – Xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

    180

    1.080

    2.160

    3.150

    4.150

    5.070

    – Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ

    – Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

    270

    1.620

    3.240

    4.730

    6.220

    7.600

    – Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ

    – Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

    390

    2.340

    4.680

    6.830

    8.990

    10.970

    – Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg

    – Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

    590

    3.540

    7.080

    10.340

    13.590

    16.600

    -Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

    – Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

    720

    4.320

    8.640

    12.610

    16.590

    20.260

    – Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên

    – Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

    1.040

    6.240

    12.480

    18.220

    23.960

    29.270

    Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

    1.430

    8.580

    17.160

    25.050

    32.950

    40.240

    3. Chu kì nộp phí bảo trì đường bộ

    Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định về thời gian nộp phí bảo trì đường bộ như sau:

    - Nộp theo chu kỳ đăng kiểm

    + Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

    + Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng).

    - Nộp phí theo năm dương lịch

    + Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.

    + Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

    - Nộp phí theo tháng

    + Doanh nghiệp có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.

    + Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.

    Vậy mức phí chủ xe phải nộp theo từng tháng thấp nhất là 130.000 đồng và nhiều nhất là 1.430.000 đồng.

     
    282 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận