Phát ngôn “Học ngu ra làm công an xã”... của CEO Alibaba: Có thể khởi tố hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #521666 26/06/2019

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Phát ngôn “Học ngu ra làm công an xã”... của CEO Alibaba: Có thể khởi tố hình sự?

    Những ngày gần đây, hàng loạt thông tin về địa ốc Alibaba vẫn chưa hết sốt. Vừa qua cơ quan điều tra đã khởi tố 2 nhân viên của Tập đoàn địa ốc Alibaba để xử lý về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản khi công ty này bị chính quyền thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cưỡng chế do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

    Mới đây, xuất hiện trong đoạn video lan truyền "gây bão" trên mạng xã hội của Nguyễn Thái Luyện (CEO Alibaba) khi hỏi nhân viên của mình: “Học cái gì để ra làm công an xã?”, rồi ông này liền tự trả lời: “Học ngu ra làm công an xã…” rồi ông hỏi tiếp: “Học cái gì ra làm chủ tịch xã?”. Ông Luyện cũng lập tức tự trả lời: “Học làm côn đ. My người làm công an xã hay chủ tịch xã xin xỏ, chạy chọt ở trên vị trí hết, không có học, không có trình độ gì hết trơn”.

    Với phát ngôn này, nếu vi phạm thông thường thì có thể xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

    “Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…”

    ...

    Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Điều 18 Bộ luật TTHS quy định:

    Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

    Như vậy, Trường hợp nếu nghiêm trọng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể khởi tố, điều tra, xử lý . Với hành vi trên có dấu hiệu về tội làm nhục người khác, tội vu khống, bịa đặt những điều biết rõ là không có để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của tổ chức, cá nhân được quy định tại BLHS như sau:

    Điều 155. Tội làm nhục người khác

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người đang thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    b) Làm nạn nhân tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Điều 156. Tội vu khống

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

    b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với 02 người trở lên;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

    đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Vì động cơ đê hèn;

    b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Làm nạn nhân tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Nghe đâu Ông Nguyễn Thái Luyện sẽ trực tiếp công khai xin lỗi cơ quan Nhà nước nói chung, ngành công an nói riêng về những phát ngôn ngông cuồng của mình. cơ mà Nếu xin lỗi giải quyết được hết mọi chuyện thì đâu cần pháp luật, nhà tù làm gì nhỉ  

     

     
    12897 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    shinichi45 (26/06/2019) thtri69 (26/06/2019) ThanhLongLS (26/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận